7 PHONG CÁCH HỌC TẬP PHỔ BIẾN Ở TRẺ - BA MẸ CẦN BIẾT

Mục lục [Hiện]

Phong cách học tập được định nghĩa là cách thức tư duy, học hỏi, phân tích và lưu trữ thông tin. Mỗi trẻ sẽ sở hữu một hoặc nhiều phong cách học tập khác nhau.

Vì vậy, xây dựng phong cách học tập hiệu quả đóng vai trò quan trọng trong việc trang bị cho trẻ một hành trang đầy đủ để bước vào đời. Tuy nhiên, việc nhận biết phong cách học tập của bé không phải là điều dễ dàng, đòi hỏi nhiều thời gian nghiên cứu tìm hiểu và quan sát từ phía phụ huynh. 

Hiểu được tâm lý này, Tiếng Anh trẻ em BingGo Leaders xin được gửi đến quý phụ huynh bài viết tổng hợp súc tích nhất về Bảy Phong Cách Học Tập Phổ Biến Của Trẻ, để từ đó định hướng lộ trình phát triển cho bé một cách toàn diện nhất.

1. Tại sao phong cách học lại quan trọng?

Với vai trò là một người mẹ, một cô giáo, và một nhà nghiên cứu hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, Maureen McKay, tác giả cuốn sách “Optimistic Outcomes: What every parent wants and every child need” nhận định:

“Khi cha mẹ được trang bị kiến thức đầy đủ để xác định phong cách học tập của bé, họ không những có thể giúp bé vượt qua rào cản về mặt tư duy, mà còn cải thiện được hiệu quả học tập, phát triển các kỹ năng mềm trong cuộc sống và trang bị những điều kiện cần thiết cho con bước vào đời.”

Từ đó, chúng ta có thể thấy rằng việc định hình phong cách học vô cùng quan trọng trong quá trình học tập của trẻ bởi nó sẽ:

  • Cải thiện hiệu quả và tốc độ học tập

Mỗi người học có phong cách riêng, và việc nhận biết và áp dụng phong cách học phù hợp có thể tăng cường khả năng tiếp thu thông tin. Ví dụ, một số người học tốt qua việc đọc sách, trong khi người khác có thể học tốt hơn thông qua việc thực hành hoặc thảo luận. 

Áp dụng phong cách học phù hợp giúp tối ưu hóa sự tập trung, làm tăng khả năng ghi nhớ và hiểu bài học. Đồng thời, việc thích ứng phong cách học còn giúp giảm stress và tăng cường sự tự tin, từ đó cải thiện hiệu suất tổng thể trong quá trình học tập.

Tầm quan trọng của phong cách học tập

>>Xem thêm: BẬT MÍ 7 CÁCH RÈN TÍNH TẬP TRUNG CHO TRẺ TRONG HỌC TẬP

  • Cơ hội để hiểu hơn và uốn nắn con từ sớm

Việc quan sát và nhận định phong cách học tập giúp bố mẹ có thể hiểu thêm về tâm lý của bé, ví dụ có thể hiểu về lý do tại sao bé ít khi có thể ngồi yên một chỗ để học bài, từ đó có những biện pháp khắc phục phù hợp. Một khi hiểu được điểm mạnh và điểm yếu trong phương pháp học tập của bé, phụ huynh có thể chủ động liên hệ và trao đổi với thầy cô giáo nhằm tìm ra phương pháp giảng dạy hiệu quả nhất. 

Quá trình trưởng thành cũng có thể ảnh hưởng ít nhiều lên phong cách học tập của bé, tùy thuộc vào thế giới quan và môi trường mà bé lớn lên. Do đó phụ huynh có thể tạo nhiều trải nghiệm khác nhau để bé có thể rèn luyện được nhiều kỹ năng khác nhau. 

2. 7 phong cách học tập phổ biến ở trẻ và phương pháp tương ứng

Từ lâu, các nhà giáo dục đã nhận định rằng không nên áp dụng rập khuôn một phương pháp giảng dạy cho mọi đứa trẻ. Điển hình trong một lớp học có em sẽ học tốt nhất thông qua phân tích hình ảnh, có em thích sáng tạo khi học, cũng có em thích nghe giảng hay im lặng tư duy.

Theo đó, các nhà nghiên cứu đã đưa ra 4 phong cách học tập cơ bản và 3 phong cách mở rộng của trẻ em ở những giai đoạn đầu đời, và cách giúp phụ huynh có thể nhìn ra những phong cách học tập này thông qua việc quan sát con em mình.

7 phong cách học tập phổ biến

2.1. Học qua thị giác (Visual Learning Style)

Các bé sở hữu phong cách học tập thông qua thị giác hay không gian, tiếp thu thông tin tốt nhất khi thông tin đó có thể “nhìn” thấy được, nghĩa là các bé thường có xu hướng chuyển đổi thông tin từ chữ sang hình ảnh trong tư duy.

Bé học tập thông qua thị giác có xu hướng tư duy thông qua tưởng tượng và suy nghĩ dưới dạng hình ảnh. Ví dụ, bé có thể học bằng cách quan sát ngôn ngữ cơ thể của người đối diện, học thông qua việc đọc các mô tả, nhìn mô hình, bảng biểu, hình minh họa. Sau đó bé sẽ chuyển tải những gì mình quan sát thành các phân tích của riêng mình thông qua tư duy. 

Nếu học trong môi trường có quá nhiều chuyển động có thể khiến bé mất tập trung và làm gián đoạn tư duy.

Cách nhận biết

Những trẻ học qua thị giác thường có một số những đặc điểm như sau:

  • Có trí tưởng tượng phong phú, đa dạng.
  • Có thể nắm bắt ý nghĩa ngôn ngữ hình thể, biểu hiện khuôn mặt của người đối diện.
  • Có khả năng đọc bản đồ, biểu đồ, tư duy hình học không gian tốt.
  • Thích sắp xếp thông tin và ghi xuống giấy để dễ dàng ghi nhớ thông tin, kiến thức.
  • Có khả năng xác định các hình mẫu khác nhau.
  • Chỉ có thể tập trung trong môi trường yên tĩnh, dễ bị sao nhãng nếu có tiếng ồn.
  • Khi viết chính tả, trẻ sẽ có xu hướng hình dung hình dạng chung của chữ cái.
  • Thích xem những tranh ảnh, video đầy màu sắc, flashcard.
  • Rất thích vẽ và thường dễ ghi nhớ thông tin theo cách sáng tạo riêng của bé.
  • Khi phụ huynh đưa con vào một không gian mới, bé sẽ dễ nhận biết được những khác biệt nổi bật và thường có xu hướng so sánh với không gian mà bé quen thuộc.

Phong cách học tập qua thị giác

Phương pháp học tập 

Những bé có xu hướng học tập thông qua thị giác sẽ rất phù hợp với cách học thông qua sơ đồ tư duy (mind map), flashcard. Bé sẽ dễ nhớ bài học hơn nếu highlight/ gạch dưới/ tô màu những thông tin cần ghi nhớ. 

Định hướng phát triển

Nghề nghiệp phù hợp với trẻ sẽ thiên về công tác tổ chức, năng khiếu sáng tạo, nghệ thuật, thợ máy hay công nghệ.

>>> Xem thêm: [MẸO] CÁCH DẠY CON TỰ GIÁC HỌC BÀI BẰNG PHƯƠNG PHÁP 2R-3P

2.2. Học qua thính giác (Aural Learning Style)

Các bé sở hữu phong cách học tập qua thính giác sẽ có xu hướng tiếp thu thông tin tốt hơn qua hoạt động nghe, đàm thoại và trao đổi. Bé sẽ thích nghe giảng hơn là đọc sách và có khả năng ghi nhớ thông tin tốt hơn bằng cách đọc to. Ngoài ra, những trẻ yêu thích học qua việc lắng nghe thường có khả năng cảm thụ âm nhạc tốt.

Cách nhận biết

  • Thích vừa học vừa nghe nhạc hoặc học trong không gian yên tĩnh nơi bé có thể đọc to và nghe được giọng nói của mình. Nếu ưa thích học trong không gian yên tĩnh, bé sẽ dễ bị phân tâm bởi tiếng ồn xung quanh.
  • Thích nghe nhạc, xem video clip về âm nhạc và hội thoại.
  • Có cảm âm tốt về âm nhạc và nhịp điệu nên dễ nhớ bài hát hay động tác để nhún nhảy theo.
  • Thích chơi nhạc cụ.
  • Thích nghe giảng, nghe các bài thuyết trình, nói chuyện và giao tiếp với bạn bè, ba mẹ, người thân
  • Chỉ nhớ tên nhưng lại khó nhớ khuôn mặt.
  • Thể hiện cảm xúc thông qua giọng qua và âm điệu.

Phong cách học tập qua thính giác

Phương pháp học tập

Những bé có xu hướng học tập thông qua thính giác sẽ rất phù hợp với những công cụ học tập như sách nói, video, các bài thuyết trình, thảo luận sinh động. Bé sẽ phát huy tốt nhất khi được đặt trong môi trường giáo dục truyền thống bao gồm giảng bài và học tập theo nhóm.

Định hướng phát triển

Nhờ những ưu điểm bẩm sinh của phong cách học tập này, các bé sẽ rất phù hợp để học và làm việc về âm nhạc và nhạc cụ.

>> Xem thêm: 6 PHƯƠNG PHÁP RÈN LUYỆN TÍNH CÁCH CHO CON NGAY TỪ NHỎ

2.3. Học qua lời nói (Verbal Learning Style)

Học tập thông qua lời nói được xem là phương pháp phổ biến nhất với đại đa số các trẻ em. Bé học thông qua lời nói sẽ dễ dàng tiếp thu từ ngữ và âm thanh. Do đó, các em thường sẽ thích lắng nghe, tự đọc sách, hay viết ghi chú. 

Tuy nhiên, những bé học thông qua phương pháp này thường có xu hướng không giỏi hoặc né tránh các môn học đòi hỏi tư duy logic như toán, hoặc tư duy trừu tượng như đồ thị, bảng biểu.

Cách nhận biết 

  • Có khả năng đọc và viết tốt, nhưng không giỏi về số học và hình học.
  • Thích học từ vựng và có khả năng học và ghi nhớ từ tốt.
  • Thích các trò chơi như giải ô chữ.
  • Có năng khiếu học ngôn ngữ.

>>> Xem thêm: PHƯƠNG PHÁP GLENN DOMAN - GIÁO DỤC SỚM, THÀNH CÔNG SỚM

Phong cách học tập qua lời nói

Phương pháp học tập 

Nếu bé thích học bằng lời nói, bố mẹ có thể thử cho bé áp dụng một số cách hỗ trợ sau:

  • Đọc to khi ôn tập môn học. 
  • Học các kiến thức theo dạng kịch bản có thể giúp bé cải thiện trí nhớ và gợi nhớ lại tốt hơn. 
  • Từ viết tắt của từ là một cách sử dụng lời nói hiệu quả để ghi nhớ các danh sách và trình tự.

Định hướng phát triển 

Phần lớn những bé sở hữu phong cách học tập thông qua lời nói thường có năng khiếu về ngôn ngữ. Vì khả năng tư duy về mặt từ vựng và ngữ pháp của các bé sẽ nhạy bén hơn so với các bé sở hữu các phương pháp học tập khác. 

Do đó, việc có năng khiếu ngôn ngữ sẽ là một lợi thế rất lớn để bé có thể tiếp xúc với ngoại ngữ từ sớm, đặc biệt là tiếng Anh - ngôn ngữ toàn cầu. Phụ huynh nên hướng cho các bé tiếp xúc với ngôn ngữ thông qua bài hát, phim ảnh. Hoặc phụ huynh có thể cho các em theo học tại các trung tâm Tiếng Anh để giúp các em phát huy tốt nhất khả năng của mình.

2.4. Học qua các hoạt động thể chất (Physical Learning Style)

Các bé sở hữu phong cách học tập qua xúc giác hay vận động sẽ là những bé yêu thích các hoạt động thực hành, trải nghiệm thực tế, di chuyển và vận động, nơi các bé có thể thoải mái sử dụng đôi bàn tay của mình thay vì ngồi yên và lắng nghe một chỗ.

Cách nhận biết 

  • Thường không thể ngồi yên ở một chỗ quá lâu. Nếu trong hoàn cảnh bắt buộc, các bé sẽ có xu hướng cầm nắm dụng cụ học tập trên tay và nghịch với chúng trong vô thức.
  • Gần như không bao giờ hết năng lượng khi nô đùa.
  • Thích hoạt động thực hành, vẽ, lắp ghép, xây dựng mô hình, tiến hành thí nghiệm.
  • Thích chủ động trong việc học, thích xung phong đóng góp ý kiến.
  • Nếu bé hiếu động và luôn tràn đầy năng lượng, rất có thể bé thích tư duy theo phương pháp này.
  • Việc tập trung chú ý trong một thời gian dài tương đối khó với bé.

Phong cách học tập qua hoạt động thể chất

Phương pháp học tập

Những bé có xu hướng học tập thông qua vận động thường cảm thấy các lớp học truyền thống nghe và chép khá nhàm chán. Do đó phụ huynh nên tìm kiếm các giải phải học tập theo hướng vận động, vừa dạy vừa chơi, hoặc đan xen các hoạt động cho các bé. Bé sẽ dễ nhớ bài hơn nếu đọc to bài học và rà theo từ bằng ngón tay.

Định hướng phát triển

Bé sẽ phát triển tốt nhất nếu được định hướng theo các lĩnh vực như xây dựng, khoa học, thể chất, chế tác, biểu diễn, nấu nướng, v.v. Qua đó phụ huynh nên trang bị cho bé các bộ công cụ học tập phù hợp với lĩnh vực mà các em yêu thích, ví dụ như dụng cụ để nấu ăn hoặc xếp hình.

2.5. Học qua tư duy Logic (Logical/ Mathematical Learning Style)

Những bé sở hữu phong cách học tập thông qua tư duy logic bao gồm khả năng học thông qua thị giác, khả năng tư duy, suy luận vấn đề theo một cách chặt chẽ. Bé thích tư duy và liên hệ theo hệ thống, theo trật tự hoặc theo chuỗi sự kiện. 

Ví dụ như khi bị đau tay do chơi đùa bất cẩn, bé sẽ có xu hướng suy nghĩ lý do vì sao bé lại bị té, trước đó bé đã làm gì dẫn đến nguyên nhân đấy và kết luận bé rút ra từ hành động trên.

Cách nhận biết

  • Thường gặp khó khăn trong việc sáng tạo và lên ý tưởng.
  • Tò mò với thế giới xung quanh, thích tự tìm tòi và khám phá.
  • Thích thú khi chơi giải đố, trò chơi mang tính logic, hay trò chơi dựa trên chiến lược.
  • Chậm khi tham gia vào các hoạt động thể chất.
  • Tỏ ra thích thú với các môn học như toán và khoa học
  • Ít thích xem hoạt hình nhưng lại hứng thú với các chương trình về giải thích hiện tượng, thế giới xung quanh, v.v.

Phong cách học tập qua tư duy logic

Phương pháp học tập 

Nếu bé học theo logic thì việc học thuộc lòng chắc chắn không hiệu quả mà luôn cần đặt mục tiêu phải hiểu được những lý do đằng sau mọi thứ. Bởi vì chỉ có thực sự nắm bắt những thông tin chi tiết về một sự việc mới có thể khiến trẻ nhớ và học tốt được.

Định hướng phát triển 

Những bé có xu hướng học tập thông qua tư duy logic rất phù hợp với những lĩnh vực đòi hỏi sự tập trung và tư duy chặt chẽ như lập trình máy tính, khoa học công nghệ, kỹ sư, toán học và khoa học nói chung.

>>> Xem thêm: XEM NGAY 5 ƯU ĐIỂM VÀ 3 CÁCH DẠY CON BẰNG PHƯƠNG PHÁP STEAM TẠI NHÀ

2.6. Học qua tương tác xã hội (Social/ Interpersonal Learning Style)

Các bé sở hữu phong cách học tập thông qua tương tác xã hội thường thể hiện tốt nhất thông qua giao tiếp và thường được đánh giá là hòa đồng với mọi người xung quanh. Bé sẽ phát triển toàn diện khi được tương tác với bạn bè, thầy cô, cha mẹ, người thân xung quanh. Các bé tiếp thu thông tin thông qua học nhóm tốt hơn so với việc tự học – điều mà bé hơi thiếu tự tin.

Cách nhận biết 

  • Thích ra ngoài chơi và vui vẻ nhất khi được tương tác với nhiều bạn bè xung quanh.
  • Có thể cùng một lúc làm nhiều việc hoặc lắng nghe từ nhiều phía.
  • Thích tham gia vào các hoạt động tập thể như thi đấu thể thao, biểu diễn văn nghệ theo đội, nhóm, .v.v.
  • Hiệu quả khi học một mình sẽ thấp hơn khi bé được học chung với các bạn khác.
  • Vì thích giao tiếp, bé cũng sẽ dễ nắm bắt tâm lý của người đối diện khi trò chuyện.
  • Khi học tập trong cùng một nhóm, bé rất giỏi trong việc tạo mối liên kết giữa mọi thành viên trong nhóm, do đó thể hiện năng lực lãnh đạo từ khi còn nhỏ.
  • Không ngại hay cảm thấy rụt rè, tự tin thể hiện trước đám đông.

Phong cách học tập qua hoạt động xã hội

Phương pháp học tập

Nếu bé là một người học xã hội, bố mẹ có thể cùng chơi và học theo nhóm tại nhà với bé, đồng thời đăng ký cho bé tham gia các hoạt động ngoại khoá như trại hè, trại đông,... 

Định hướng phát triển 

Đây được xem là một phương pháp học tập quan trọng giúp hình thành nên những nhà lãnh đạo tài năng trong tương lai – những nhà lãnh đạo không những có khả năng giao tiếp hiệu quả mà còn tạo ra “chất keo” kết nối mọi cá nhân riêng lẻ với nhau.

Một điều quan trọng mà phụ huynh cần lưu ý đó là vì các bé học thông qua tương tác xã hội thường sẽ dành nhiều thời gian của mình để tham gia vào các hoạt động nhóm. Do đó suy nghĩ và tư duy của bé ít nhiều sẽ rất dễ bị ảnh hưởng bởi mọi người xung quanh. 

Bên cạnh việc để các bé được tự do phát triển theo hướng này, phụ huynh cũng nên dành nhiều thời gian để trò chuyện và tìm hiểu bạn bè xung quanh bé, đặc biệt là khi bé bước vào độ tuổi thanh thiếu niên.

2.7. Học qua việc tự học  (Solitary/ Intrapersonal Learning Style)

Trái với các bé thích học tập thông qua tương tác với mọi người xung quanh, những bé thích tự học thường thích học và làm việc một cách độc lập. Đây là một trong các phong cách học tập mở rộng dựa trên tính cách của bé.

Cách nhận biết

  • Thích tự học, tự khám phá, tự làm việc một mình
  • Không thích tiếng ồn và dễ bị tiếng ồn làm cho sao nhãng. Do đó bé không thích đến những nơi đông người hoặc đến những nơi quá ồn ào.
  • Không thích tham gia vào các hoạt động thể thao tập thể mà thích những môn thể thao cá nhân hơn.
  • Không thích được gọi tên trước lớp và cũng ngại bị gọi lên trước lớp, hoặc thể hiện cá nhân trước quá đông người.
  • Thích viết nhật ký và thích đặt ra nhiều kế hoạch, mục tiêu.
  • Có ý thức tốt về những vấn đề liên quan đến bản thân như vệ sinh cá nhân, v.v.
  • Tính cách độc lập, không thích dựa dẫm vào người khác
  • Khó kết bạn, nên thường bé chỉ chơi thân với một vài người bạn và khá dè dặt trong việc mở lòng với mọi người xung quanh.

Phong cách học tập tự học

Phương pháp học tập

Với những bé thích tự học, học trực tuyến có lẽ là phương thức học ưa thích. Bé sẽ cần không gian yên tĩnh và thời gian ở một mình để tự học. Bên cạnh đó, bố mẹ cũng cần hướng dẫn con xác định mục đích, mục tiêu, và kế hoạch để giúp bé không bị lãng phí thời gian trong quá trình tự học. Để hỗ trợ tốt nhất cho con trong quá trình tự học, bố mẹ có thể tham khảo thêm 05 cách dạy con tự học đúng cách.

Định hướng phát triển 

Trên thực tế, khi phải học tập thông qua môi trường trực tuyến tại gia đình, những bé sở hữu phong cách tự học dường như sẽ có lợi thế hơn các bé khác. Nhưng các bé lại rất cần được trau dồi và rèn luyện các kỹ năng giao tiếp xã hội, qua đó giúp bé phát triển các kỹ năng mềm trong cuộc sống và trang bị những điều kiện cần thiết cho bé bước vào đời.

>>> Tham gia ngay Group nuôi dạy con để chia sẻ kiến thức và nhận hỗ trợ tư vấn từ các chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực.

3. Lời kết

Theo tác giả Maureen McKay, mặc dù có bé sẽ kết hợp rất nhiều phong cách học với nhau, tuy nhiên sẽ chỉ có một phong cách học duy nhất nắm vai trò chủ đạo. Đặc biệt thông qua nhận biết và định hình được phong cách học tập chủ đạo, phụ huynh có thể tạo được điều kiện học tập tốt nhất cho bé. 

Thông qua bài viết này, BingGo Leaders hy vọng đã giúp quý phụ huynh có cái nhìn cụ thể hơn về những phong cách học tập khác nhau của bé, cách nhận biết và hướng đi thích hợp cho từng phương cách học tập. Mong rằng bố mẹ có thể tìm ra phương pháp tư duy chủ đạo, giúp bé phát triển toàn diện nhất có thể. 

Và lời sau cùng BingGo Leaders mong muốn gửi tới các bậc phụ huynh, trích từ lời nhà bác học Albert Einstein: “Nếu bạn đánh giá một con cá qua khả năng leo cây thì cả đời con cá sẽ nghĩ rằng mình ngu ngốc”.

Tiếng Anh trẻ em BingGo Leaders

Tiếng Anh trẻ em BingGo Leaders

BingGo Leaders là trung tâm tiếng Anh trẻ em thuộc hệ sinh thái giáo dục HBR Holdings với hơn 15 năm kinh nghiệm (gồm các thương hiệu: Tiếng Anh giao tiếp Langmaster, Hệ thống luyện thi IELTS LangGo, Trường Doanh nhân HBR). BingGo Leaders ra đời đã xây dựng nên môi trường giáo dục tiếng Anh hoàn toàn khác biệt, giúp trẻ phát triển toàn diện 4 kỹ năng, chinh phục điểm cao trên trường.

Khoá học tại BingGo Leaders

BingGo Leaders có gì?

KHÓA HỌC KINDERGARTEN

(3 - 5 tuổi)

  • 100% Giáo viên nước ngoài có chứng chỉ giảng dạy kết hợp trợ giảng Việt Nam
  • Giáo trình: Cambridge
  • Tạo môi trường "tắm" ngôn ngữ tiếng Anh ban đầu cho trẻ, không áp lực bài tập.
  • Khơi dậy niềm đam mê với ngôn ngữ mới
  • Làm quen với ngôn ngữ, học chữ cái và phát âm cơ bản

XEM CHI TIẾT

KHÓA HỌC STARTERS

(6 - 7 tuổi)

  • 50% Giáo viên nước ngoài - 50% giáo viên Việt Nam
  • Giáo trình: Cambridge kết hợp SGK
  • Phát triển từ vựng với các chủ đề xoay quanh cuộc sống của con
  • Rèn sự tự tin trong giao tiếp hàng ngày
  • Thành thạo ngữ pháp trình độ Starters khung tham chiếu Châu Âu

XEM CHI TIẾT

KHÓA HỌC MOVERS

(8 - 9 tuổi)

  • 50% Giáo viên nước ngoài - 50% giáo viên Việt Nam
  • Giáo trình: Cambridge kết hợp SGK
  • Mở rộng vốn từ vựng thuộc những đề tài thuộc nhiều đề tài hơn ở giai đoạn trước.
  • Phát triển đồng bộ 4 kỹ năng Nghe - Nói - Đọc - Viết
  • Tăng cường tối đa kỹ năng giao tiếp, rèn luyện thuyết trình bằng tiếng Anh"

XEM CHI TIẾT

KHÓA HỌC FLYERS

(10 - 13 tuổi)

  • 50% Giáo viên nước ngoài - 50% giáo viên Việt Nam
  • Giáo trình: Cambridge kết hợp SGK
  • Bộ từ vựng nâng cao và đa dạng hơn cả về số lượng và chủ đề
  • Các bài tập dạng câu hỏi mở ở phần thi 4 kỹ năng Nghe, Nói, Đọc và Viết theo khung Cambridge
  • Bứt phá tiếng Anh, thành thạo giao tiếp, tự tin thuyết trình trước lớp"

XEM CHI TIẾT

ĐĂNG KÝ NHẬN TƯ VẤN MIỄN PHÍ

( Số lượng quà tặng có hạn )

Khuyến mãi sắp kết thúc

Đăng ký ngay