04 Tác Động Tiêu Cực Ảnh Hưởng Tới Trí Nhớ Của Trẻ

Trí nhớ của trẻ hình thành từ rất sớm và phát triển dựa trên quá trình rèn luyện. Tuy nhiên một vài yếu tố sẽ vô tình khiến trí nhớ của bé bị ảnh hưởng. Đó là những yếu tố nào, hãy cùng BingGo Leaders liệt kê qua bài viết dưới đây.

I, Trí nhớ của trẻ hình thành như thế nào?

Trí nhớ của bé hình thành ngay từ khi bé mới chào đời
Trí nhớ của bé hình thành ngay từ khi bé mới chào đời

Ngay từ khi chào đời, các bé sơ sinh đã có trí nhớ. Đó được gọi là những ký ức đầu đời của con và chủ yếu lưu giữ dưới dạng trí nhớ về mùi hương, tiếng nói. 

Các bé có thể phân biệt được mùi của mẹ, tiếng nói của mẹ dựa vào trí nhớ. Những kí ức ngay từ những năm tháng đầu đời có thể sẽ theo con trong quá trình trưởng thành nhưng sẽ mờ nhạt dần. 

Trí não của trẻ sơ sinh như một tờ giấy trắng và bất kỳ điều gì xung quanh bé cũng có thể ghi nhớ. Khi được 6 tháng tuổi, con đã có thể nhớ được một số từ mà bố mẹ hay nói. Tuy nhiên thời điểm này bé chưa nói được mà chỉ bập bẹ, bắt chước theo. 

Khi con lớn hơn, trí não phát triển và đồng thời trí nhớ của bé cũng sẽ được củng cố bởi những ký ức. Chính vì thế, trong 3 năm đầu đời bố mẹ luôn muốn tạo ra nhiều trải nghiệm để bé lưu giữ những ký ức tuổi thơ tươi đẹp nhất. 

II, Những yếu tố tiêu cực tác động đến trí nhớ của trẻ

Những yếu tố nào ảnh hưởng tới trí nhớ của bé?
Những yếu tố nào ảnh hưởng tới trí nhớ của bé?

Trí nhớ có vai trò đặc biệt quan trọng trong quá trình con đi học và trưởng thành. Trẻ có trí nhớ kém thường có kết quả học tập đuối hơn và gặp nhiều bất lợi trong cuộc sống. Những yếu tố tiêu cực dưới đây là nguyên nhân làm suy giảm khả năng ghi nhớ của trẻ:

1, Trẻ ngủ không đủ giấc 

Yếu tố phổ biến dẫn đến giảm trí nhớ ở trẻ đó là ngủ không đủ giấc. Trẻ nhỏ cần có thời gian ngủ ít nhất là 9 tiếng mỗi ngày. Trong quá trình ngủ, não của bé phát triển, những thông tin bé thu thập được qua trải nghiệm trong ngày được ghi lại.

Khi ngủ thiếu giấc, não của bé chưa kịp ghi nhớ và con sẽ có tình trạng mệt mỏi, thậm chí là quá tải. Não bộ cũng cảm thấy mệt mỏi dẫn tới sự ghi nhớ không đạt được hiệu quả cao. 

Mà các tế bào thần kinh hoạt động mạnh mẽ nhất là trong thời gian ngủ, chúng vừa giúp tái ghi nhớ, sắp xếp lại vừa có tác dụng hồi lại “sức khỏe” cho trí não của con. Do đó bố mẹ rất cần chú ý đảm bảo chất lượng giấc ngủ cho con bởi giấc ngủ có tác dụng vô cùng quan trọng đối với sự phát triển về thể chất và trí tuệ của con lúc này.

2, Trẻ thiếu dinh dưỡng

Dinh dưỡng cũng là yếu tố tác động không nhỏ tới trí não của bé. Những khoáng chất quan trọng như Vitamin A, DHA, Omega là nguồn dinh dưỡng chính giúp tế bào thần kinh trẻ khỏe mạnh và phục vụ tốt cho việc ghi nhớ. 

Trẻ ăn uống thiếu hay thừa các chất đều không tốt bởi nó ảnh hưởng rất tiêu cực tới khả năng phát triển trí tuệ của não bộ. Tình trạng thiếu dinh dưỡng cũng khiến các bộ phận trên cơ thể bé không thể phát triển một cách tối đa.

Ảnh hưởng rõ nét nhất chính là chiều cao và cân nặng thể trạng của trẻ. Không được cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cần thiết, thể chất của con sẽ chỉ dừng lại ở mức độ nhất định nào đó, lâu ngày sẽ gây nên các vấn đề khôn lường về trí nhớ, thần kinh và vận động.

3, Sử dụng đồ ăn nhanh

Nạp quá nhiều đồ ăn nhanh không tốt cho sức khỏe và trí nhớ trẻ em
Nạp quá nhiều đồ ăn nhanh không tốt cho sức khỏe và trí nhớ trẻ em

Đồ ăn nhanh (fast food) thường chứa rất nhiều chất béo có hại, nhiều muối và ít chất xơ, trong khi hệ tiêu hoá của các bé còn non nớt và khó tiêu hoá. Những chất béo trong đồ ăn nhanh khi vào cơ thể bé sẽ không tạo nên những dưỡng chất tốt mà sẽ tích tụ thành mỡ không tan. 

Đây chính là nguyên nhân chính khiến các bé gặp tình trạng béo phì và thừa cân mất kiểm soát. Cân nặng sẽ làm ảnh hưởng tới sự linh hoạt vận động của cơ thể và não bộ. Do đó trí nhớ của bé cũng sẽ không được củng cố khi cơ thể hấp thụ quá nhiều chất béo không tốt. 

4, Sử dụng đồ điện tử quá nhiều, nhất là điện thoại và game điện tử

Trong cuộc sống hiện đại, hầu hết các bé (nhất là các bé ở khu vực thành phố hiện đại) được tiếp xúc với đồ điện tử rất thường xuyên và rất dễ bị nghiện. Hệ quả trẻ bị cuốn vào “thế giới ảo” quá lâu, thời gian dành cho việc học tập và phát triển bản thân không còn được ưu tiên.

>> Phụ huynh cần nhận biết các dấu hiệu và cách giúp bé dứt cơn nghiện điện thoại.

Sử dụng đồ điện tử nhiều khiến con không được thực hành về giao tiếp và phản xạ tự nhiên. Để hình thành trí nhớ, nội dung hay sự vật sự việc cần có sự lặp lại hoặc gây ấn tượng với bé. Tuy nhiên các nội dung trên thiết bị điện tử thường nhiều và luôn luôn thay đổi. 

Sử dụng thiết bị điện tử quá 2 giờ/ngày sẽ tác động không tốt tới trí nhớ và khả năng ghi nhớ tự nhiên của con. Bố mẹ cần thường xuyên ở cạnh và kiểm soát việc sử dụng đồ điện tử của con chặt chẽ hơn, đồng thời khuyến khích con tham gia hoạt động ngoại khóa ngoài trời nhiều hơn.

III, Những biện pháp giúp tăng cường trí nhớ của trẻ

Để kích thích và tăng cường khả năng ghi nhớ của bé, bố mẹ hãy quan tâm đến những yếu tố tiêu cực có thể tác động. Tránh tối đa các tác động đó và áp dụng các biện pháp tăng cường trí nhớ hiệu quả dưới đây:

1, Đảm bảo giấc ngủ, chế độ dinh dưỡng cho bé

Giấc ngủ và chế độ dinh dưỡng rất quan trọng trong việc phát triển khả năng ghi nhớ của bé. Bố mẹ hãy rèn luyện thói quen ngủ sớm và ngủ đủ giờ cho bé ngay từ khi còn nhỏ. Vậy rèn luyện thế nào?

Hãy dạy cho bé cách xác định ngày đêm ngay từ bé. Việc xác định ngày đêm giúp bé có phản xạ về giờ giấc và giấc ngủ tốt. Khi trời tối, bé sẽ tự động chuyển sang chế độ nghỉ ngơi và đi ngủ. Do đó phụ huynh hãy tạo ra không gian thoải mái để bé dễ dàng chìm vào giấc ngủ hơn. 

Đối với chế độ dinh dưỡng, bố mẹ cần chú ý bổ sung các dưỡng chất thiết yếu cho não bộ từ những nguồn thực phẩm bổ dưỡng như cá hồi, thịt bò, rau quả tươi, thực phẩm uống. Đây đều là những loại thực phẩm tốt chứa nhiều vitamin và khoáng chất như DHA, Omega… giúp não bộ của trẻ phát triển tốt nhất.

2, Chăm chỉ tập thể dục

Tập thể dục có tác động rất tốt tới thể chất và trí nhớ của con
Tập thể dục có tác động rất tốt tới thể chất và trí nhớ của con

Tất cả các hoạt động liên quan đến thể chất đều có ảnh hưởng tích cực tới hệ thần kinh trung ương. Tập thể dục giúp bé giải tỏa căng thẳng, tăng cường sức khỏe, sức đề kháng cho cơ thể và đặc biệt là kích thích mạnh mẽ não bộ phát triển. 

Do đó bố mẹ nên khuyến khích bé chăm chỉ tập các bài thể dục phù hợp với thể trạng và độ tuổi của mình. Đồng thời bố mẹ cũng cần làm gương và giúp con hình thành thói quen này ngay từ nhỏ. Mỗi ngày bé chỉ cần tập luyện ít nhất 30 phút với các bài tập đơn giản hoặc chơi các môn thể thao như bóng đá, bơi lội, chạy bộ,... 

3, Học ngoại ngữ

Học ngoại ngữ sớm cũng là một cách để tăng cường trí nhớ cho bé
Học ngoại ngữ sớm cũng là một cách để tăng cường trí nhớ cho bé

Trong các biện pháp giúp tăng cường trí nhớ thì học ngoại ngữ được cho là có hiệu quả nhất. Khi học ngoại ngữ, các bé sẽ cần ghi nhớ từ mới và ngữ pháp. Việc học này giúp bé rèn luyện khả năng ghi nhớ thông qua các từ vựng. 

Tiếng Anh là ngoại ngữ phổ biến được phụ huynh ưa chuộng cho con học để nâng cao khả năng giao tiếp cũng như ghi nhớ. Khi học Tiếng Anh, bé sẽ có các từ mới cần học. Để giao tiếp tốt, con sẽ cần vận dụng trí nhớ để nhớ từ vựng khi nói và cách phát âm đúng. 

Tùy vào từng độ tuổi, năng lực và mục tiêu học tập của con, bố mẹ có thể cân nhắc cho con tham gia các lớp học tiếng Anh nổi bật tại một số trung tâm chất lượng cao như BingGo Leaders, Langmaster… 

4, Học các môn năng khiếu

Các môn năng khiếu như múa, hát, nhảy, đàn,... rất cần đến trí nhớ, năng khiếu thể chất và là biện pháp hiệu quả giúp bé vận dụng khả năng ghi nhớ của mình. 

Với mỗi môn học, bé sẽ gặp những khái niệm mới, những động tác, quy tắc mới buộc con phải ghi nhớ. Ví dụ như nhảy và múa con cần nhớ các động tác, đối với học đàn con cần nhớ vị trí các phím và cách đặt ngón tay đúng vị trí,...

Các môn học năng khiếu còn kích thích não bộ tư duy và sáng tạo, từ đó bé trở nên thông minh hơn. Tuy nhiên học năng khiếu rất cần có sự hợp tác và niềm yêu thích của bé. Phụ huynh không nên ép buộc con học nếu bé cảm thấy không thích, hoặc cho con theo các lớp học năng khiếu theo thiên phú của con.

5, Khuyến khích con liên hệ kiến thức học được vào thực tế

Đến tuổi đi học, các con sẽ tiếp cận với nhiều môn học và khối lượng kiến thức sẽ dày lên. Làm thế nào để con vừa ghi nhớ, vừa hiểu rõ bản chất của những kiến thức đó? Nếu chỉ học thuộc thì con sẽ chỉ là học vẹt và nhanh chóng quên những kiến thức đó ngay lập tức. 

Phụ huynh hãy giúp bé bằng cách khuyến khích con áp dụng những kiến thức học được vào cuộc sống thực tiễn và lấy ví dụ cụ thể để bé ghi nhớ lâu hơn. Cách này còn giúp con hiểu bản chất vấn đề, tăng khả năng quan sát và liên tưởng của bé phát triển hơn. 

LỜI KẾT

Trí nhớ của trẻ được hình thành và nuôi dưỡng liên tục thông qua các hoạt động hàng này. Do đó phụ huynh cần lưu ý phát hiện sớm và điều chỉnh ngay để những tác động tiêu cực không ảnh hưởng đến trí nhớ của con và được phát huy một cách tự nhiên, hiệu quả nhất.

Khoá học tại BingGo Leaders

BingGo Leaders có gì?

KHÓA HỌC KINDERGARTEN

(3 - 5 tuổi)

  • 100% Giáo viên nước ngoài có chứng chỉ giảng dạy kết hợp trợ giảng Việt Nam
  • Giáo trình: Cambridge
  • Tạo môi trường "tắm" ngôn ngữ tiếng Anh ban đầu cho trẻ, không áp lực bài tập.
  • Khơi dậy niềm đam mê với ngôn ngữ mới
  • Làm quen với ngôn ngữ, học chữ cái và phát âm cơ bản

XEM CHI TIẾT

KHÓA HỌC STARTERS

(6 - 7 tuổi)

  • 50% Giáo viên nước ngoài - 50% giáo viên Việt Nam
  • Giáo trình: Cambridge kết hợp SGK
  • Phát triển từ vựng với các chủ đề xoay quanh cuộc sống của con
  • Rèn sự tự tin trong giao tiếp hàng ngày
  • Thành thạo ngữ pháp trình độ Starters khung tham chiếu Châu Âu

XEM CHI TIẾT

KHÓA HỌC MOVERS

(8 - 9 tuổi)

  • 50% Giáo viên nước ngoài - 50% giáo viên Việt Nam
  • Giáo trình: Cambridge kết hợp SGK
  • Mở rộng vốn từ vựng thuộc những đề tài thuộc nhiều đề tài hơn ở giai đoạn trước.
  • Phát triển đồng bộ 4 kỹ năng Nghe - Nói - Đọc - Viết
  • Tăng cường tối đa kỹ năng giao tiếp, rèn luyện thuyết trình bằng tiếng Anh"

XEM CHI TIẾT

KHÓA HỌC FLYERS

(10 - 13 tuổi)

  • 50% Giáo viên nước ngoài - 50% giáo viên Việt Nam
  • Giáo trình: Cambridge kết hợp SGK
  • Bộ từ vựng nâng cao và đa dạng hơn cả về số lượng và chủ đề
  • Các bài tập dạng câu hỏi mở ở phần thi 4 kỹ năng Nghe, Nói, Đọc và Viết theo khung Cambridge
  • Bứt phá tiếng Anh, thành thạo giao tiếp, tự tin thuyết trình trước lớp"

XEM CHI TIẾT

NHẬN TƯ VẤN MIỄN PHÍ

(Đặc biệt TRẢI NGHIỆM HỌC THỬ MIỄN PHÍ tại cơ sở)