Bài đọc Nếu trái đất thiếu trẻ con kể về chuyến tham quan của phi công vũ trụ Pô- pốp cùng tác giả Đỗ Trung Lai khi ghé thăm cung thiếu nhi tại thành phố Hồ Chí Minh. Tại đây, cả hai đã thể hiện tình yêu thương và trân trọng của mình đối với thế giới tâm hồn ngộ nghĩnh, đáng yêu và vô tư của trẻ thơ.
Trong bài viết dưới đây, BingGo Leaders sẽ đồng hành cùng các con để tìm hiểu thêm về bài đọc thú vị này. Ba mẹ và bé đừng bỏ lỡ nhé!
1. Hướng dẫn đọc hiểu: Nếu trái đất thiếu trẻ con
Nếu Trái đất thiếu trẻ con là bài tập đọc nằm trong chương trình tiếng Việt lớp 5 tập 2 (trang 157- 158). BingGo Leaders đã biên soạn bài đọc theo những câu hỏi trong sách, bám sát nội dung mà tác giả muốn gửi gắm..
Phần lời giải (có hướng dẫn chi tiết) giúp bé ôn tập, củng cố dạng bài tập đọc. Từ đó giúp con nắm vững kiến thức trọng tâm trong chương trình học tiếng Việt lớp 5 và làm các bài tập sau dễ dàng hơn. Ba mẹ và bé tham khảo ngay bài soạn mẫu dưới đây:
1.1. Nội dung bài Nếu trái đất thiếu trẻ con
Nếu trái đất thiếu trẻ con
(Trích)
Tôi và Anh vào Cung Thiếu nhi
Gặp các em
Và xem tranh vẽ
Thành phố Hồ Chí Minh rất nhiều gương mặt trẻ
Trẻ nhất là các em.
Pô-pốp bảo tôi:
“Anh hãy nhìn xem:
Có ở đâu đầu tôi đo được thế?
Anh hãy nhìn xem!
Và thế này thì “ghê gớm” thật:
Trong đôi mắt chiếm nửa già khuôn mặt
Các em tô lên một nửa số sao trời!”
Pô-pốp vừa xem vừa sung sướng mỉm cười
Nụ cười trẻ nhỏ
Những chú ngựa xanh lại nằm trên cỏ
Những chú ngựa hồng lại phi trong lửa
Qua tấm lòng các em
Cả thế giới quàng khăn đỏ
Các anh hùng là những - đứa - trẻ - lớn - hơn.
Ngộ nghĩnh là các em
Sáng suốt là các em
Tôi lặng người sau lời Pô-pốp:
“Nếu trên trái đất này, trẻ con biến mất
Thì bay hay bò
Cũng vô nghĩa như nhau”.
(Tác giả: Đỗ Trung Lai)
1.2. Từ khó
Để có thể đọc đúng và trôi chảy bài tập đọc lớp 5 Nếu trái đất thiếu trẻ con, các con cần phải lưu ý một số từ mới sau đây:
- Pô-pốp: Tên riêng, là phi công vũ trụ nổi tiếng.
- Sáng suốt: Tính từ, chỉ sự minh mẫn sáng tỏ. Có thể nhận thức rõ ràng về một sự vật sự việc nào đó.
- Lặng người: Hành động xảy ra bất ngờ, biểu cảm lặng người là không nói năng (thường là không cử động gì cả).
- Vô nghĩa: Vô là không, ý chỉ không biểu đạt hay có ý nghĩa nào.
1.3. Hướng dẫn đọc
Một trong những nội dung học trọng tâm là tập đọc. Làm sao để giúp con đọc trôi chảy, lưu loát, đúng chính tả? Cách diễn đạt và giọng đọc phù hợp với bài đọc này như thế nào?
Muốn luyện đọc tốt, ba mẹ hãy khuyến khích con luyện tập mỗi ngày. Đối với giọng đọc phù hợp với bài, con cần lưu ý:
- Đọc bài với giọng vui vẻ, hồn nhiên, cảm hứng ngợi ca trẻ em.
- Lời chú Pô-pốp thể hiện cung bậc cảm xúc của sự ngạc nhiên, sung sướng lúc ngắm tranh của các em vẽ.
- Câu kết đọc với giọng trầm lắng để thể hiện sự suy nghĩ, suy tư của tác giả đối với câu nói của Pô-pốp.
- Nhấn mạnh ở một số từ ngữ gợi tả, gợi cảm như: hãy nhìn xem, to được thế, ghê gớm, nửa già, một nửa số, sung sướng, trẻ nhỏ, cả thế giới, những- đứa- trẻ- lớn hơn…
- Ngắt nghỉ câu đúng hơi, đúng nhịp.
- Đọc tròn vành rõ chữ, đúng chính tả.
1.4. Chia bố cục
Nếu trái đất thiếu trẻ em là bài tập đọc thuộc thể thơ tự do, mộc mạc gần gũi với trẻ thơ. Do đó, bố cục có thể chia thành 4 đoạn, tương đương với 4 khổ thơ trong tác phẩm để giúp các bạn nhỏ dễ dàng phân tích. Cụ thể:
- Đoạn 1: Khổ 1 (Tôi và Anh ... Trẻ nhất là các em.)
- Đoạn 2: Khổ 2 (Pô-pốp …Nụ cười trẻ nhỏ)
- Đoạn 3: Khổ 3 (Những chú ngựa … những- đứa- trẻ- lớn- hơn.)
- Đoạn 4: Khổ 4 (Ngộ nghĩnh … Cũng vô nghĩa như nhau”.)
1.5. Nội dung chính
Nếu trái đất thiếu trẻ con được chính tác giả Đỗ Trung lai sáng tác, sau đó, được Bộ Giáo dục và Đào tạo biên soạn và đưa vào chương trình tiếng Việt lớp 5, tập hai.
Bài thơ kể về sự thích thú của Pô-pốp khi được ghé thăm cung thiếu nhi để xem tranh vẽ của các bạn nhỏ về đề tài con người chinh phục vũ trụ. Những bức tranh này đã thể hiện được sự vô tư, hồn nhiên cùng trí tưởng tượng vô cùng phong phú của trẻ thơ.
Qua đó, bài thơ thể hiện tình cảm yêu mến cũng như trân trọng của người lớn đối với sự ngộ nghĩnh, đáng yêu, đáng quý của các bạn nhỏ..
2. Hướng dẫn soạn bài Nếu trái đất thiếu trẻ con
2.1. Trả lời câu hỏi trong sách giáo khoa
Câu 1: Nhân vật tôi và nhân vật Anh trong bài thơ là ai?
Gợi ý trả lời:
Nhân vật Anh trong bài thơ là phi công Pô-pốp. Chữ Anh được tác giá viết hoa nhằm bày tỏ sự yêu mến, kính nể với một phi công tài ba, hai lần được phong Anh hùng Liên Xô.
Trong khi đó nhân vật tôi chính là người bạn đồng hành cùng Pô-pốp trong hành trình thăm quan Cung Thiếu nhi. Ở đây chính là tác giả của bài thơ - Đỗ Trung Lai.
Câu 2: Cảm giác thích thú của vị khách về phòng tranh được bộc lộ qua những chi tiết nào?
Gợi ý trả lời:
Cảm giác thích thú của hai vị khách về phòng tranh được bộc lộ qua các chi tiết sau:
- Thứ nhất, qua lời mời xem tranh rất nhiệt thành của khách được nhắc lại vội vàng háo hức: “Anh hãy nhìn xem”, “anh hãy nhìn xem!”.
- Thứ hai, qua các từ ngữ miêu tả biểu cảm của hai vị khách: “Có ở đâu đầu tôi to được thế?”, “Và thế này thì "ghê gớm" thật”, “Trong đôi mắt chiếm nửa già khuôn mặt - Các em tô lên một nửa số sao trời!”.
- Thứ ba, qua vẻ mặt của phi công Pô-pốp: “vừa xem vừa sung sướng mỉm cười”.
Câu 3: Tranh vẽ của các bạn nhỏ có gì ngộ nghĩnh?
Gợi ý trả lời:
Tranh vẽ của các bạn nhỏ thật ngộ nghĩnh và hồn nhiên, bởi vì:
“Có ở đâu đầu tôi đo được thế?”;
“Trong đôi mắt chiếm nửa già khuôn mặt
Các em tô lên một nửa số sao trời!”;
“Cả thế giới quàng khăn đỏ
Các anh hùng là những - đứa - trẻ - lớn - hơn.”
Nét vẽ ngộ nghĩnh của các em chứa rất nhiều chi tiết thú vị nhưng cũng vô cùng ý nghĩa. Đó là các em vẽ các nhà du hành vũ trụ với cái đầu rất to, thể hiện sự thông minh của các anh. Vẽ đôi mắt chiếm nửa già khuôn mặt, trong đôi mắt chứa đựng cả bầu trời sau, thể hiện ước muốn chinh phục vì sao của các anh là rất lớn.
Tiếp đó, các em vẽ cả thế giới quàng khăn đỏ, các anh chỉ là những đứa trẻ lớn hơn để thể hiện mong muốn người lớn gần gũi với trẻ em, hoặc người lớn như trẻ em…
Câu 4: Em hiểu ba dòng thơ cuối như thế nào?
Gợi ý trả lời:
“Nếu trên trái đất này, trẻ con biến mất
Thì bay hay bò
Cũng vô nghĩa như nhau”.
Theo em hiểu, ba dòng thơ cuối thể hiện sự trân quý, yêu mến của phi hành gia Pô-pốp và tác giả Nguyễn Trung Lai đối với sự đang yêu, tâm hồn ngộ nghĩa của trẻ nhỏ. Trẻ em là một phần vô cùng quan trọng, mang ý nghĩa đặc biệt đối với trái đất này. Nếu trên trái đất, trẻ con biến mất thì mọi điều sẽ trở nên vô nghĩa.
2.2 Bài tập trắc nghiệm củng cố kiến thức
Dưới đây là tổng hợp bài tập trắc nghiệm (có đáp án đầy đủ). Hãy vận dụng ngay nội dung bài soạn và cùng ôn tập lại để nắm vững kiến thức:
Tham khảo thêm: Hướng dẫn soạn bài "Sự tích chú Cuội cung trăng" lớp 3
3. Lời kết
Vậy là BingGo Leaders đã đồng hành cùng con khám phá những kiến thức bổ ích, hữu ích thông qua bài tập đọc Nếu trái đất thiếu trẻ con rồi. Nếu ba mẹ và bé quan tâm về chủ đề học hiểu và soạn bài tiếng Việt lớp 5, hãy thường xuyên ghé chuyên mục Blog nuôi dạy con để cập nhật thêm nhiều bài viết thú vị nhé!
Tham khảo thêm: Hướng dẫn soạn bài "Lớp học trên đường" cho học sinh lớp 5.