Bài Cao Bằng nói về cảnh đẹp sắc sảo của núi rừng và con người mảnh đất Cao Bằng, Trúc Thông đã sử dụng nhiều biện pháp nghệ thuật khiến Cao Bằng được khắc họa rõ nét trong tác phẩm.
Bên cạnh đó nét đẹp trong phẩm chất của người nơi đây cũng được khắc nét thật hiền lành, gần gũi, thân thiện. Đồng thời họ cũng có một tình yêu đặc biệt, tình yêu đầy trách nhiệm dành cho Đất Nước.
1. Nội dung bài Cao Bằng
Sau khi qua Đèo Gió
Ta lại vượt Đèo Giàng
Lại vượt qua Cao Bắc
Thì ta tới Cao Bằng.
Cao Bằng, rõ thật cao!
Rồi dần bằng bằng xuống
Đầu tiên là mận ngọt
Đón môi ta dịu dàng.
Rồi đến chị rất thương
Rồi đến em rất thảo
Ông lành như hạt gạo
Bà hiền như suối trong.
Còn núi non Cao Bằng
Đo làm sao cho hết
Như lòng yêu đất nước
Sâu sắc người Cao Bằng.
Đã dâng đến tận cùng
Hết tầm cao Tổ quốc
Lại lặng thầm trong suốt
Như suối khuất rì rào.
Bạn ơi có thấy đâu
Cao Bằng xa xa ấy
Vì ta mà giữ lấy
Một dải dài biên cương.
Tác giả: Trúc Thông
Nguồn: Sưu tầm
2. Phân tích soạn bài Cao Bằng
Trong phần gợi ý từ SGK tiếng Việt lớp 5 tập 2 trang 42 đã gợi ý 4 câu hỏi để các bạn học sinh từ đây có thể hoàn thành được phần soạn bài Cao Bằng dễ dàng hơn. BingGo Leaders đã tìm hiểu và đưa ra câu trả lời chi tiết cho mỗi câu hỏi gợi ý, các bạn có thể tham khảo dưới đây.
2.1. Câu hỏi gợi ý 1
- Những từ ngữ và chi tiết nào ở khổ thơ 1 nói lên địa hình đặc biệt của Cao Bằng?
Ở câu hỏi này BingGo Leaders để xuất hướng giải như sau: Các bạn hãy thử tìm những từ ngữ trong khổ thơ đầu tiên cho thấy được sự khó khăn trên con đường tới với mảnh đất cao bằng.
Gợi ý đáp án chi tiết:
Các chi tiết và từ ngữ sau đây ở khổ thơ 01 thể hiện được địa thế đặc biệt của Cao Bằng:
Để di chuyển lên tới được đến Cao Bằng bắt buộc phải vượt qua đèo Gió, đèo Giàng, đèo Cao Bắc, từ đây tác giả sử dụng những từ "sau khi… lại vượt… lại vượt…" để khắc họa rõ nét nhất sự khó nhằn của địa thế hiểm trở, xa xôi với đồi núi trập trùng ở Cao Bằng.
2.2. Câu hỏi gợi ý 2
- Tác giả đã sử dụng những từ ngữ và hình ảnh gì để nói lên lòng mến khách, sự đôn hậu của người Cao Bằng?
Với câu hỏi này các bạn học sinh có thể thử tìm kiếm những hình ảnh, từ ngữ, câu từ khiến bạn liên tưởng tới nét mến khách, gần gũi đôn hậu của những con người ở Cao Bằng. Gạch chân và lựa chọn giới hạn các hình ảnh và từ ngữ đó.
Gợi ý đáp án chi tiết:
Tác giả đã sử dụng những cụm từ, câu, hình ảnh từ ngữ như sau để vẽ nên bức tranh con người Cao Bằng mến khách và đôn hậu:
- Hình ảnh “Đầu tiên là mận ngọt đón môi ta dịu dàng” như ẩn dụ cho con người Cao Bằng đón tiếp khách tới miền đất.
- Cả khổ thứ 3 miêu tả rất nhiều về tất cả sự yêu mến, thân thiện và gần gũi của những con người từ trẻ tới già tại nơi đây, “Chị rất thương”, “Em rất thảo”, “Ông lành như hạt gạo”, “Bà hiền như suối trong”. Từ đây cho độc giả cảm nhận được tất cả sự yêu mến khách từ những miền đất khác của người Cao Bằng.
2.3. Câu hỏi gợi ý 3
- Tìm những hình ảnh thiên nhiên được so sánh với lòng yêu nước của người dân Cao Bằng
Để đáp ứng được yêu cầu của đề bài, học sinh phải xác định được hình ảnh lòng yêu đất nước của người dân Cao Bằng được đề cập tới ở câu từ nào, từ đây xác định cách so sánh của tác giả giữa thiên nhiên và lòng yêu nước.
Gợi ý đáp án chi tiết:
Tiếp sau về hình ảnh nét đẹp trong nhân cách người Cao Bằng trong khổ thơ thứ 3, khổ thơ thứ 4,5 như đã tô thêm màu “máu đỏ, da vàng” ngập tình yêu đất nước cho con người ở đây khi liên tục so sánh tình yêu nước và cảnh vật hùng vĩ của Cao Bằng.
- Núi non Cao Bằng như lòng yêu Đất nước sâu sắc của người Cao Bằng (khổ 4)
- Mô tả tình yêu đất nước của người Cao Bằng thật sự đồ sộ như núi nhưng vẫn trong trẻo và sâu sắc như dòng suối êm ái
2.4. Câu hỏi gợi ý 4
- Qua khổ thơ cuối, tác giả muốn nói lên điều gì?
Trong 4 câu thơ cuối, tác giả muốn nhắn nhủ về tầm quan trọng của Cao Bằng, muốn nhìn ra được ý tưởng chính này, các bạn nên thử đọc chậm và phân tích từng câu kết hợp cả khổ.
Gợi ý đáp án chi tiết
Bạn ơi có thấy đâu
Cao Bằng xa xa ấy
Vì ta mà giữ lấy
Một dải dài biên cương.
- Tác giả Trúc Thông muốn thể hiện vị trí địa lý quan trọng trong chính trị, an ninh và Văn hóa Việt Nam ta
- Không chỉ rừng núi, địa hình mà con người Cao Bằng vẫn luôn vì tình yêu đất nước mà giữ vững biên cương
3. Bài giảng online bài Cao Bằng
Ngoài việc tham khảo các câu hỏi và trả lời gợi ý cho bài đọc Cao Bằng các bạn học sinh có thể tìm hiểu thêm bài giảng online để nghe và chuẩn bị cho bài mời ở một số link sau.
3.1. Tập đọc: Cao Bằng - Tiếng Việt lớp 5 - Cô Lê Thu Hiền
Trong bài giảng này, cô Lê Thu Hiền không chỉ mang tới kiến thức về văn học mà còn mang tới những giá trị bổ sung cho tri thức địa lý cho các bạn học sinh ngay khi vào bài giảng.
3.2. Tập đọc: Cao Bằng- Tiếng Việt 5 tuần 22- OLM.VN
Bài giảng không có sự xuất hiện của thầy cô giáo mà chỉ có giọng giảng bài, tổng hợp những kiến thức cần thiết khi học bài Cao Bằng chỉ trong gần 6 phút. Ngắn gọn, dễ hiểu, không có nhiều hình ảnh minh họa, phù hợp với các bạn nhỏ tìm hiểu bài hoặc tổng ôn bài.
4. Tổng kết
Bài Cao Bằng trong tập đọc tiếng Việt lớp 5 chứa đựng nhiều lớp ý nghĩa, giá trị về văn học và lịch sử, địa lý song song. Các bạn học sinh hãy soạn bài trước để tăng hiểu quả học tập nhé.
Tham khảo thêm: Cộng số đo thời gian toán lớp 5 - Lý thuyết kèm bài tập thực hành.