HƯỚNG DẪN SOẠN BÀI "ĐƯỜNG ĐI SA PA" LỚP 4 CHO HỌC SINH

“Đường đi Sa Pa” là một trong những bài tập đọc thuộc chương trình Tiếng Việt lớp 4. Trước khi học bài này trên lớp, các em học sinh sẽ được thầy cô yêu cầu soạn bài trước.

Soạn bài “Đường đi Sa Pa” lớp 4
Soạn bài “Đường đi Sa Pa” lớp 4

Việc soạn bài sẽ giúp các em chủ động học và tiếp thu kiến thức nhanh hơn. Bài viết này sẽ hướng dẫn các em soạn bài “Đường đi Sa Pa” lớp 4, tham khảo ngay!

1. Khái quát nội dung bài “Đường đi Sa Pa” lớp 4

Bài tập đọc “Đường đi Sa Pa” lớp 4
Bài tập đọc “Đường đi Sa Pa” lớp 4

“Đường đi Sa Pa” là những cảm nhận của tác giả trên con đường đến với Sapa Sa Pa (một huyện nhỏ thuộc tỉnh Lào Cai). Tác giả miêu tả chi tiết từ cảnh vật, thiên nhiên, con người. 

Trong bài văn, con đường lên Sa Pa hiện lên với những “đám mây trắng”, “những thác trắng xóa tựa mây trời”, “những rừng cây âm âm”, “những bông hoa chuối rực lên như ngọn lửa”. Khung cảnh thiên nhiên là điều đầu tiên mà nhân vật ấn tượng về Sa Pa

Đường lên Sa Pa không chỉ đẹp về cảnh mà còn về người, khi đoàn xe của nhân vật dừng lại ở một thị trấn nhỏ, họ được tiếp xúc với những người dân miền núi nơi đây - những em bé dân tộc thiểu số. 

Khi đến Sa Pa, tác giả không khỏi cảm thán bởi cảnh đẹp nơi đây. Chỉ qua vài câu văn miêu tả mà người đọc có thể cảm nhận được sự trong lành, tươi đẹp của phong cảnh Sapa, một “món quà tặng kì diệu mà thiên nhiên dành cho đất nước ta”.

2. Ý nghĩa của bài “Đường đi Sa Pa” lớp 4

“Đường lên Sa Pa” trong chương trình lớp 4 là lời ca ngợi cho vẻ đẹp hùng vĩ và bình dị của Tổ quốc, là lời cảm ơn tha thiết với mẹ thiên nhiên khi đã dành tặng Sa Pa - “món quà tặng kỳ diệu” cho đất nước ta. 

Đường đi Sa Pa (Ảnh minh họa)
Đường đi Sa Pa (Ảnh minh họa)

Qua đó, khơi gợi lên lòng yêu nước. Vẻ đẹp vốn dĩ đâu xa, vẻ đẹp vốn nằm ngay trên mảnh đất hình chữ S thân thương này.

3. Soạn bài “Đường đi Sa Pa”

Bài “Đường đi Sa Pa” lớp 4 nhìn chung không phải bài đọc khó. Tuy nhiên, học sinh vẫn cần chú ý soạn kỹ bài này vì bài đọc vẫn có thể xuất hiện trong bất kỳ đề kiểm tra, đề thi nào.

3.1. Bố cục bài “Đường đi Sa Pa” lớp 4

Việc phân chia bố cục sẽ giúp việc tìm hiểu bài đọc dễ dàng hơn, mỗi bố cục sẽ thể hiện mỗi nội dung khác nhau. Bài “Đường đi Sa Pa” có bố cục chia làm 3 phần, cụ thể:

  • Phần 1: Từ đầu đến “chùm đuôi cong lướt thướt liễu rủ”
  • Phần 2: Tiếp theo đến “người ngựa dập dìu chìm trong sương núi tím nhạt”
  • Phần 3: Còn lại

Trong đó,

  • Phần 1 tương ứng với nội dung: Khung cảnh trên đường đến Sa Pa
  • Phần 2 tương ứng với nội dung: Vẻ đẹp con người
  • Phần 3 tương ứng với nội dung: Phong cảnh Sa Pa

3.2. Trả lời câu hỏi trong sách giáo khoa

Soạn những câu hỏi trong sách giáo khoa là cách giúp ta hiểu rõ về bài đọc hơn. Trả lời được những câu hỏi này là đã nắm đến 90% nội dung bài.

Câu 1:

Mỗi đoạn trong bài là một bức tranh đẹp về cảnh, về người. Hãy miêu tả những điều hình dung được về mỗi bức tranh.

  • Bức tranh 1: Bức tranh tả khung cảnh đường lên Sa Pa

Đường lên Sa Pa hiện lên với những đám mây trắng và những thác trắng xóa tựa mây trời, con đường ấy nằm trên sườn núi xuyên quay những đám mây và uốn quanh những ngọn thác của núi rừng. 

Con đường ấy hiện lên thật đẹp với vườn đào độ đơm hoa, với những con ngựa đen huyền, trắng tuyết. Đường lên Sa Pa thật yên bình biết bao, tựa như ta đang bước vào chốn mơ.

Bức tranh khung cảnh
Bức tranh khung cảnh
  • Bức tranh 2: Bức tranh tả người

Dừng nhân ở một thị trấn nhỏ miền núi, ta được gặp những em bé người dân tộc Hmông, Tu Dí, Phù Lá với những trang phục nhiều màu sắc đang vui đùa với nhau. Phiên chợ miền núi đông vui, rộn ràng rồi cũng ẩn mình trong hoàng hôn và màn sương tím nhạt. Cảnh phiên chợ nhộn nhịp tô điểm thêm sắc màu rạng rỡ cho con đường đi Sa Pa

Những em bé dân tộc miền núi
Những em bé dân tộc miền núi

  • Bức tranh 3: Phong cảnh Sa Pa

Phong cảnh Sa Pa hiện lên thật tươi đẹp, trong lòng. Phong cảnh ấy thay đổi vẻ đẹp theo mùa, khi là lá vàng mùa thu, khi là cơn mưa tuyết trắng và khi là hoa xuân rực rỡ. 

Dường như ở Sa Pa, mùa nào cũng đẹp, một vẻ đẹp hiếm có và diệu kì mà thiên nhiên ưu ái ban tặng cho đất nước.

Câu 2:

Những bức tranh bằng lời thể hiện sự quan sát rất tinh tế của tác giả. Hãy nêu một chi tiết thể hiện sự quan sát tinh tế ấy

Sự tinh tế của tác giả được thể hiện xuyên suốt bài văn, BingGo Leader sẽ gợi ý cho các em 2 chi tiết thể hiện sự quan sát tinh tế của tác giả.

  • Qua bức tranh tả người ở thị trấn nhỏ miền núi, tác giả đã rất tinh tế khi ơhát hiện ra sự rực rỡ, khác nhau của trang phục và trang sức của các em bé dân tộc miền núi. Quả thật, vùng núi Tây Bắc là nơi sinh sống của nhiều đồng bào dân tộc, mỗi dân tộc đều có cách ăn mặc rất riêng, quy tụ lại tạo nên nét văn hóa đặc trưng của vùng đất nơi đây.
  • Qua bức tranh về phong cảnh Sa Pa, tác giả không cần nói quá nhiều về thiên nhiên thay đổi theo mùa tuyệt đẹp ra sao, mà chỉ dùng cấu trúc câu điệp ngữ “thoắt cái”. Từ “thoắt cái” này khiến người đọc cảm nhận được sự luân chuyển của các mùa tại Sa Pa và cảnh vật thay đổi ra sao theo từng mùa ấy.

Câu 3:

Vì sao tác giả gọi Sa Pa là “món quà tặng diệu kì" của thiên nhiên?

Tác giả gọi Sa Pa là “món quà tặng diệu kì" của thiên nhiên bởi quang cảnh ở đây rất đẹp: thiên nhiên hùng vĩ với thác, núi, rừng; cây cối luôn tốt tươi; làng xóm yên bình; khí hậu mát mẻ hay se lạnh quanh năm.

Câu 4:

Bài văn thể hiện tình cảm của tác giả đối với cảnh đẹp Sa Pa như thế nào?

Bài văn thể hiện sự say mê, mến yêu và thích thú trước cảnh đẹp Sa Pa của tác giả. Đó không chỉ là tình cảm thắm thiết mà còn là sự tự hào, biết ơn trước món quà mẹ thiên nhiên tặng cho đất nước.

Ngoài những câu hỏi trong sách giáo khoa, học sinh có thể tham khảo thêm những tư liệu bài giảng của các thầy cô trên Youtube. Nghe nhiều bài giảng sẽ giúp các con thêm hiểu rõ bài.

4. Tổng kết

“Đường đi Sa Pa” là áng văn miêu tả cảnh đẹp trên con đường đến Sa Pa, xen lẫn vào đó là cảm xúc say mê, thích thú và tự hào trước cảnh đẹp thiên nhiên của đất nước. Qua bài văn này, ta càng thấy biết ơn trước món quà thiên nhiên ban tặng, càng thêm yêu quý đất nước.

Nhìn chung, cách soạn bài “Đường đi Sa Pa” lớp 4 sẽ gồm những phần trên. Áp dụng cách soạn bài này cho những bài sau, học sinh chú ý luôn phải nắm rõ được nội dung chung của bài, tiếp đến là ý nghĩa, sau đó phân chia bố cục bài và trả lời các câu hỏi sách giáo khoa. 

Chúc các em học tốt và đừng quên đón xem những bài hướng dẫn soạn bài tiếp theo của BingGo Leaders nhé.

Tham khảo thêm: Câu khiến lớp 4 - Kiến thức trọng tâm và bài tập thực hành.

Khoá học tại BingGo Leaders

BingGo Leaders có gì?

KHÓA HỌC KINDERGARTEN

(3 - 5 tuổi)

  • 100% Giáo viên nước ngoài có chứng chỉ giảng dạy kết hợp trợ giảng Việt Nam
  • Giáo trình: Cambridge
  • Tạo môi trường "tắm" ngôn ngữ tiếng Anh ban đầu cho trẻ, không áp lực bài tập.
  • Khơi dậy niềm đam mê với ngôn ngữ mới
  • Làm quen với ngôn ngữ, học chữ cái và phát âm cơ bản

XEM CHI TIẾT

KHÓA HỌC STARTERS

(6 - 7 tuổi)

  • 50% Giáo viên nước ngoài - 50% giáo viên Việt Nam
  • Giáo trình: Cambridge kết hợp SGK
  • Phát triển từ vựng với các chủ đề xoay quanh cuộc sống của con
  • Rèn sự tự tin trong giao tiếp hàng ngày
  • Thành thạo ngữ pháp trình độ Starters khung tham chiếu Châu Âu

XEM CHI TIẾT

KHÓA HỌC MOVERS

(8 - 9 tuổi)

  • 50% Giáo viên nước ngoài - 50% giáo viên Việt Nam
  • Giáo trình: Cambridge kết hợp SGK
  • Mở rộng vốn từ vựng thuộc những đề tài thuộc nhiều đề tài hơn ở giai đoạn trước.
  • Phát triển đồng bộ 4 kỹ năng Nghe - Nói - Đọc - Viết
  • Tăng cường tối đa kỹ năng giao tiếp, rèn luyện thuyết trình bằng tiếng Anh"

XEM CHI TIẾT

KHÓA HỌC FLYERS

(10 - 13 tuổi)

  • 50% Giáo viên nước ngoài - 50% giáo viên Việt Nam
  • Giáo trình: Cambridge kết hợp SGK
  • Bộ từ vựng nâng cao và đa dạng hơn cả về số lượng và chủ đề
  • Các bài tập dạng câu hỏi mở ở phần thi 4 kỹ năng Nghe, Nói, Đọc và Viết theo khung Cambridge
  • Bứt phá tiếng Anh, thành thạo giao tiếp, tự tin thuyết trình trước lớp"

XEM CHI TIẾT

NHẬN TƯ VẤN MIỄN PHÍ

(Đặc biệt TRẢI NGHIỆM HỌC THỬ MIỄN PHÍ tại cơ sở)