KỸ NĂNG QUAN SÁT TRONG GIAO TIẾP: 5 MẸO HAY ĐỂ ÁP DỤNG THÀNH CÔNG

Một trong những bí quyết tạo nên những người thành công là có cách giao tiếp, ứng xử khôn khéo để đạt được sự đồng thuận của nhiều người. Để làm được điều đó, họ đều sở hữu kỹ năng quan sát trong giao tiếp rất thành thạo. Hãy cùng BingGo Leaders tìm hiểu kỹ năng “thần kỳ” này trong bài viết dưới đây nhé.

1. Khái niệm và ý nghĩa của kỹ năng quan sát trong giao tiếp

Quan sát là quá trình nhìn nhận sự vật, hiện tượng một cách chi tiết và phân tích ý nghĩa của chúng để phục vụ cho mục đích nào đó của người quan sát. Không giống như việc nhìn mọi vật một cách tình cờ, theo cảm hứng, quan sát phải có chủ đích để đạt được một mục tiêu cụ thể.

Kỹ năng quan sát trong giao tiếp là cách ta quan sát đối phương - người đang tương tác trực tiếp với mình để dễ dàng nắm bắt được thái độ, cảm xúc và mong muốn của họ, từ đó có cách ứng xử phù hợp. 

Kỹ năng quan sát trong giao tiếp giúp ta ứng xử khéo léo
Kỹ năng quan sát trong giao tiếp giúp ta ứng xử khéo léo

Có thể nói rằng, kỹ năng quan sát rất cần thiết trong mọi lĩnh vực, đặc biệt là trong các tình huống giao tiếp. Khi thành thạo kỹ năng này, bạn sẽ có được những lợi ích tuyệt vời như:

  • Khéo léo và tinh tế khi ứng xử: quan sát là chìa khóa để ta thấu hiểu tâm tư, nguyện vọng của đối phương mà không cần họ phải nói ra, từ đó hành xử cho phù hợp với mong muốn của họ, tránh làm đối phương cảm thấy khó chịu.
  • Được người khác yêu mến và tin tưởng: khi có những cách phản hồi “được lòng người khác”, đối phương sẽ tự động thích nói chuyện, giao tiếp với mình, tin tưởng và thoải mái hơn khi trao đổi.
  • Dễ dàng đạt được mục tiêu giao tiếp: nếu muốn đàm phán để hợp tác, quan sát cực kỳ quan trọng để biết được “ý” của khách hàng, đối tác như thế nào để thuyết phục, tăng khả năng đồng ý hợp tác của đối phương.   

2. Những dấu hiệu giúp việc quan sát trong giao tiếp dễ dàng hơn

Biết là kỹ năng quan sát trong giao tiếp giúp ta trở thành người tinh tế, thuyết phục người khác dễ dàng, nhưng dựa vào đâu để quan sát? Bí quyết nằm ở 3 điều dưới đây:

2.1. Quan sát qua ánh mắt

Ánh mắt là cánh cửa giúp ta nhận diện được thái độ và tâm thế của đối phương khi giao tiếp. 

Ánh mắt thể hiện thái độ và tâm thế của đối phương khi giao tiếp
Ánh mắt thể hiện thái độ và tâm thế của đối phương khi giao tiếp

Nếu họ thường xuyên chau mày, nhíu mắt nghĩa là đang suy nghĩ nghiêm túc về vấn đề bạn nói. Nếu họ nhìn bạn trực diện, không chớp mắt cũng có thể là đang nghe với thái độ nghi hoặc, dò xét, đánh giá. 

2.2. Quan sát qua nét mặt

Bên cạnh ánh mắt, biểu cảm trên gương mặt giúp ta hiểu được tâm trạng và cảm nhận của đối phương sau khi nghe chúng ta nói.

Khi đối phương đang vui vẻ hay cáu giận, buồn khổ, tất cả cảm xúc đều thể hiện qua gương mặt. Nhanh chóng thấu hiểu để ta kiểm soát được điều mình muốn nói, tránh nói những vấn đề nhạy cảm, không phù hợp với tâm trạng của họ lúc đó.

Quan sát nét mặt để biết tâm trạng của đối phương có tốt không
Quan sát nét mặt để biết tâm trạng của đối phương có tốt không

Trong công việc, quan sát nét mặt để biết đối phương có hài lòng về mình hay không. Trong trường hợp họ nghiêm túc, lạnh lùng, ta cũng biết ý để hỏi xem họ đang cảm thấy vấn đề, công việc này thế nào, có điều gì cần phải chỉnh sửa không.

2.3. Quan sát qua cử chỉ, điệu bộ

Quan sát trong giao tiếp không thể bỏ qua cử chỉ, điệu bộ vì điều này sẽ nói lên tất cả cảm xúc, suy nghĩ của đối phương. 

Điệu bộ, cử chỉ bộc lộ rõ nhất đối phương đang có thái độ như thế nào?
Điệu bộ, cử chỉ bộc lộ rõ nhất đối phương đang có thái độ như thế nào?

Khoanh tay, chống cằm nghĩa là đang cảm thấy chán, hoặc không hài lòng. Gãi đầu, hơi thở gấp gáp nghĩa là đang bối rối, hơi run. Nhìn đi chỗ khác, trầm ngâm chứng tỏ đang không tập trung, có chuyện khác làm phân tán…

3. Mẹo hay để rèn luyện kỹ năng quan sát trong giao tiếp hiệu quả

Nắm bắt tâm lý người khác từ việc quan sát nghe có vẻ rất ngầu và thú vị, nhưng để thực hành kỹ năng quan sát trong giao tiếp thành công không phải là điều dễ dàng. Có 3 tips giúp bạn nhanh chóng thành thục được kỹ năng này.

3.1. Cởi mở và có mục đích

Một tinh thần cởi mở giúp ta sẵn sàng đón nhận mọi điều mới mẻ khi quan sát. Bởi mỗi hành động, cử chỉ của mỗi người sẽ có ý nghĩa khác nhau, nếu chỉ nhìn dựa trên suy nghĩ cảm quan sẽ dễ bị phiến diện, một chiều.

Sự cởi mở giúp ta tự tin và linh hoạt trong giao tiếp
Sự cởi mở giúp ta tự tin và linh hoạt trong giao tiếp

Đặc biệt, cởi mở đón nhận mọi việc nhưng vẫn đừng quên mục đích ban đầu khi bạn quan sát là gì. Đó có thể là muốn biết người kia đang nghĩ gì, có chuyện gì với họ. Hoặc có thể tìm hiểu thói quen, tính cách, phong thái của họ. Mục đích rõ ràng giúp việc quan sát đi đúng hướng.

3.2. Tập trung và quan sát những chi tiết nhỏ

Để thu được nhiều thông tin bổ ích nhất khi quan sát bắt buộc ta phải tập trung cao độ. Nếu bị xao nhãng bởi yếu tố bên ngoài hoặc những suy nghĩ cá nhân, ta khó có thể quan sát tốt trong giao tiếp.

Tập trung để không bỏ lỡ những thông tin tiểu tiết quan trọng
Tập trung để không bỏ lỡ những thông tin tiểu tiết quan trọng

Khi quan sát, tất cả mọi chi tiết đều đáng giá. Ta không thể biết được người khác đang cảm thấy chán nếu chỉ nhìn qua nét mặt của họ mà còn quan sát kỹ cử chỉ, những biểu cảm như chống cằm, ngáp, tay cứ bật mãi màn hình điện thoại để coi giờ… Biết được điều này rất quan trọng để điều chỉnh những gì mình đang nói cho phù hợp.

3.3. Kiên nhẫn và không phán xét

Việc phải quan sát từng chi tiết, để ý đến cảm nhận của người khác sẽ khiến bạn cảm thấy mệt mỏi nhưng hãy kiên nhẫn. Bởi kỹ năng quan sát trong giao tiếp cũng sẽ thuần thục, nhạy bén theo thời gian nếu ta luyện tập đủ nhiều.

Đừng bao giờ phán xét người khác khi quan sát họ
Đừng bao giờ phán xét người khác khi quan sát họ

Bên cạnh đó, giữ thái độ trung lập là cách tốt nhất khi quan sát. Nếu để cảm xúc, suy nghĩ cá nhân ảnh hưởng, cách đánh giá vấn đề của bạn sẽ chủ quan, phiến diện, từ đó phản ứng sẽ không phù hợp với tình huống.

Để không phán xét người khác, cách dễ nhất là đặt mình vào vị trí của họ để cảm nhận vì sao họ hành xử như vậy. Điều này không những giúp ta mở lòng hơn mà cách ứng xử cũng trở nên mềm mỏng, linh hoạt hơn.

4. Tổng kết

Kỹ năng quan sát trong giao tiếp rất quan trọng nhưng không phải ai cũng làm được. Thành thục kỹ năng này đòi hỏi một quá trình rèn luyện dài thử và rút ra kinh nghiệm cho mình. 

Ngoài ra, khi xu thế học tập không ngừng trở nên phổ biến thì kỹ năng đọc hiểu nhanh chóng thông tin là yếu tố cực kỳ quan trọng giúp ta nắm bắt nhiều cơ hội. Cùng tìm hiểu thêm bài viết Kỹ năng đọc là gì.

Khoá học tại BingGo Leaders

BingGo Leaders có gì?

KHÓA HỌC KINDERGARTEN

(3 - 5 tuổi)

  • 100% Giáo viên nước ngoài có chứng chỉ giảng dạy kết hợp trợ giảng Việt Nam
  • Giáo trình: Cambridge
  • Tạo môi trường "tắm" ngôn ngữ tiếng Anh ban đầu cho trẻ, không áp lực bài tập.
  • Khơi dậy niềm đam mê với ngôn ngữ mới
  • Làm quen với ngôn ngữ, học chữ cái và phát âm cơ bản

XEM CHI TIẾT

KHÓA HỌC STARTERS

(6 - 7 tuổi)

  • 50% Giáo viên nước ngoài - 50% giáo viên Việt Nam
  • Giáo trình: Cambridge kết hợp SGK
  • Phát triển từ vựng với các chủ đề xoay quanh cuộc sống của con
  • Rèn sự tự tin trong giao tiếp hàng ngày
  • Thành thạo ngữ pháp trình độ Starters khung tham chiếu Châu Âu

XEM CHI TIẾT

KHÓA HỌC MOVERS

(8 - 9 tuổi)

  • 50% Giáo viên nước ngoài - 50% giáo viên Việt Nam
  • Giáo trình: Cambridge kết hợp SGK
  • Mở rộng vốn từ vựng thuộc những đề tài thuộc nhiều đề tài hơn ở giai đoạn trước.
  • Phát triển đồng bộ 4 kỹ năng Nghe - Nói - Đọc - Viết
  • Tăng cường tối đa kỹ năng giao tiếp, rèn luyện thuyết trình bằng tiếng Anh"

XEM CHI TIẾT

KHÓA HỌC FLYERS

(10 - 13 tuổi)

  • 50% Giáo viên nước ngoài - 50% giáo viên Việt Nam
  • Giáo trình: Cambridge kết hợp SGK
  • Bộ từ vựng nâng cao và đa dạng hơn cả về số lượng và chủ đề
  • Các bài tập dạng câu hỏi mở ở phần thi 4 kỹ năng Nghe, Nói, Đọc và Viết theo khung Cambridge
  • Bứt phá tiếng Anh, thành thạo giao tiếp, tự tin thuyết trình trước lớp"

XEM CHI TIẾT

NHẬN TƯ VẤN MIỄN PHÍ

(Đặc biệt TRẢI NGHIỆM HỌC THỬ MIỄN PHÍ tại cơ sở)