Có bao giờ bạn đặt ra những câu hỏi như “Trường mầm non là gì?” và “Vì sao trẻ em phải tham gia trường mầm non?” .Nếu câu trả lời là có thì hãy xem ngay bài viết dưới đây. BingGo Leaders sẽ giúp bạn đọc tìm ra lời giải chi tiết nhất cho những câu hỏi này.
1. Trường mầm non là gì?
Trường mầm non (trong tiếng Anh là Kindergarten) là một hệ thống chương trình giáo dục dành cho trẻ ở trong độ tuổi từ 3 tháng tuổi đến 6 tuổi. Dựa trên sự chăm sóc, nuôi dưỡng, tham gia vào các hoạt động vui chơi, các hoạt động thực tế như: vẽ tranh, ca hát, tương tác với xã hội, bạn bè.
Việc tham gia vào trường mầm non như một phần của quá trình chuyển tiếp từ nhà tới trường tiểu học, giúp trẻ được tiếp xúc, trở nên độc lập và nhận thức được nhiều thứ hơn.
1.1. Các loại hình trường mầm non ở nước ta hiện nay
- Trường mầm non công lập: Là trường mầm non do Nhà nước là nhà đầu tư, đảm bảo điều kiện hoạt động.
- Trường mầm non dân lập: Là trường do cộng đồng dân cư ở cơ sở bao gồm các tổ chức và cá nhân tại thôn, bản, làng, xã, phường, thị trấn đầu tư xây dựng cơ sở vật chất và bảo đảm các điều kiện hoạt động.
- Trường mầm non tư thục: Là trường mầm non do các nhà đầu tư trong nước, các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào phát triển.
1.2. Các quy định về số lượng học sinh trong từng lớp học theo từng độ tuổi
Trẻ em khi tham gia vào trường mầm non sẽ được tổ chức theo nhóm trẻ dưới 3 tuổi hoặc lớp mẫu giáo từ 3 đến 6 tuổi.
Số trẻ tối đa trong lớp trẻ nhỏ hơn 3 tuổi được quy định như sau:
- Nhóm trẻ thuộc độ tuổi 3 đến 12 tháng tuổi: mỗi nhóm gồm 15 trẻ
- Nhóm trẻ thuộc độ tuổi từ 13 đến 24 tháng tuổi: mỗi nhóm gồm 20 trẻ
- Nhóm trẻ thuộc độ tuổi từ 25 đến 36 tháng tuổi: mỗi nhóm gồm 25 trẻ
Số trẻ tối đa trong lớp mẫu giáo được quy định như sau:
- Lớp mẫu giáo thuộc độ tuổi 3 đến 4 tuổi: mỗi lớp gồm 25 trẻ
- Lớp mẫu giáo thuộc độ tuổi 4 đến 5 tuổi: mỗi lớp gồm 30 trẻ
- Lớp mẫu giáo thuộc độ tuổi 5 đến 6 tuổi: mỗi lớp gồm 35 trẻ
2. Nhiệm vụ cốt yếu của trường mầm non
Để hiểu thêm về “Trường mầm non là gì?” thì hãy cùng tìm hiểu về một số nhiệm vụ cốt yếu mà trường mầm non đang nỗ lực xây dựng hiện nay:
- Xây dựng định hướng, chiến lược nhằm phát triển nhà trường dựa trên quy định của Bộ GD&ĐT, bảo đảm đáp ứng, phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của từng địa phương. Định hướng chiến lược phải phù hợp với tầm nhìn, sứ mệnh và giá trị cốt lõi của nhà trường đề ra trong trường học.
- Huy động, khuyến khích trẻ tham gia vào trường mầm non, thực hiện quản lý trẻ. Tổ chức giáo dục hòa nhập đối với những trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, trẻ em khuyết tật.
- Tham gia hỗ trợ các cơ sở giáo dục mầm non khác trên địa bàn nâng cao chất lượng các hoạt động giáo dục được cấp có thẩm quyền giao.
- Tổ chức cho trẻ, cán bộ giáo viên, nhân viên, quản lý tham gia vào các hoạt động cộng đồng phù hợp, phát triển năng lực.
3. Nhiệm vụ cốt yếu giáo viên mầm non
- Bảo vệ an toàn về mặt thể chất, tinh thần và tính mạng của trẻ khi đi học.
- Thực hiện nhiệm vụ giáo dục trẻ, chăm sóc theo chương trình giáo dục mầm non do Bộ GD&ĐT ban hành.
- Giữ gìn phẩm chất, danh dự, uy tín nhà giáo, giữ vững đạo đức nhà giáo. Thực hiện đối xử công bằng và tôn trọng nhân phẩm của trẻ em. Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của trẻ em trong mọi hoàn cảnh.
- Tuyên truyền, phổ biến kiến thức khoa học về nuôi dạy con cho các phụ huynh của trẻ. Tích cực phối hợp với gia đình của trẻ để thực hiện mục tiêu giáo dục trẻ toàn diện.
- Tự học, tự bồi dưỡng để nâng cao nghiệp vụ giáo dục trẻ, chăm sóc giáo dục trẻ. Chấp hành nội quy nhà trường và các quy định pháp luật khác.
4. Lợi ích của việc tham gia vào trường mầm non
4.1. Lợi ích đối với trẻ
Hình thành nhân cách và phát triển năng lực của trẻ
Trẻ em được cho là được sinh ra với khả năng tiếp thu nhanh chóng tất cả thông tin từ môi trường xung quanh chúng. Tuy nhiên, trẻ em chỉ có khả năng tiếp thu một cách thông tường và các vấn đề như nhận thức, năng lực tiếp thu có chọn lọc của trẻ chưa được phát huy.
Vì vậy trong quá trình lớn lên, trẻ cần tham gia vào các trường học, đặc biệt là trường mầm non để được định hướng, tiếp xúc nhiều hơn với môi trường xung quanh, được học hỏi.
Những việc làm này sẽ tác động đến các tế bào thần kinh trong não, giúp trẻ nhận thức rõ ràng và chi tiết hơn. Từ đó, dần hình thành trí thông minh, sự sáng tạo, khả năng ngôn ngữ và lĩnh hội trong từng lĩnh vực.
Xây dựng thói quen và tinh thần sẵn sàng đi học ở trẻ
Khi lớn lên, trẻ cần phải đến trường để học và rời xa cha mẹ, đây là một việc làm hết sức khó khăn khi trẻ phải rời xa sự bảo bọc trong vòng tay của phụ huynh, điều này có thể làm trẻ ảnh hưởng tâm lý.
Vì vậy, trường mầm non xuất hiện để giúp trẻ làm quen với môi trường mới, môi trường bên ngoài, không có bố mẹ và phải tự lập nhiều hơn. Ở đây, trẻ sẽ được làm quen với những kiến thức sẽ được học ở cấp 1 như các chữ số cơ bản, chữ cái,... giúp trẻ không bị bỡ ngỡ khi đến trường.
Không những vậy, trường mầm non còn cung cấp cho trẻ các kỹ năng cơ bản như tự ăn, ngủ, chuẩn bị dụng cụ học tập,... và giúp trẻ cải thiện thể lực cần thiết cho việc đi học cấp 1.
4.2. Lợi ích đối với cha mẹ
Trường mầm non không chỉ giúp nuôi dạy mà còn giúp quý phụ huynh tiết kiệm được thời gian của mình. Nếu không có trường mầm non, phụ huynh sẽ phải luôn ở cạnh bên chăm sóc, quan sát, hỗ trợ cho đến khi tham gia vào cấp 1. Tuy nhiên, khi đã có trường mầm non xuất hiện thì phụ huynh có thể gửi con mình và làm những công việc riêng của mình và vẫn đảm bảo con có thể phát triển toàn diện về mọi mặt.
5. Lời kết
Như vậy là chúng ta đã cùng tìm hiểu về đáp án cho câu hỏi “Trường mầm non là gì?”. Trường mầm non là một loại trường học đặc biệt quan trọng, làm nền tảng cho quá trình hình thành và phát triển sau này của trẻ.
Nếu quý phụ huynh có nhu cầu tìm hiểu về trường tiểu học thì có thể xem xét 7 tiêu chí chọn trường mầm non cho con mà ai cũng cần biết để có thể cân nhắc cho lựa chọn phù hợp nhất nhé.
Bài viết được tổng hợp và sưu tầm bởi BingGo Leaders.