Con cái trở nên hư hỏng đôi khi tới từ rất nhiều nguyên nhân khác nhau. Vậy, bố mẹ nên có hướng xử lý ra sao nếu như bé từ một con người ngoan ngoãn bỗng trở nên hư hỏng, không nghe lời! BingGo Leaders sẽ chia sẻ những bí kíp đó tại đây.
1. Dấu hiệu nhận biết con cái trở nên hư hỏng
Con cái trở nên hư hỏng có thể tới từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Tuy nhiên, nguyên nhân phổ biến nhất vẫn là từ sự nuông chiều quá mức đến từ bố mẹ. Vậy, đâu sẽ là những dấu hiệu khiến các bố mẹ nhận ra bé bắt đầu trở nên hư hỏng?
1.1 Thích trao đổi điều kiện với bố mẹ
Việc trẻ thích trao đổi với bố mẹ như: Nếu bố mẹ muốn con dọn dẹp đồ chơi thì phải cho con xem ti vi ... là một trong những dấu hiệu đầu tiên chứng tỏ con cái trở nên hư hỏng. Khi bé còn nhỏ tuổi, có thể các bố mẹ sẽ thấy khá thú vị khi con có chính kiến của riêng mình bằng việc đưa ra những điều kiện như vậy. Tuy nhiên, nếu hiện tượng này để lâu thì lại rất nguy hiểm.
Theo thời gian, nếu các bậc phụ huynh không có sự kiểm soát chặt chẽ việc bé đưa ra điều kiện. Các con sẽ tự nhận thức được rằng, việc bé ngoan ngoãn có thể nhận lại được những phần thưởng nhất định mà bé muốn. Vì thế, bé sẽ càng ngày càng đòi hỏi thêm nhiều hơn nữa.
1.2 Sinh hoạt không có nguyên tắc
Cuộc sống thường ngày hiện nay đều không thể tách biệt khỏi những nguyên tắc nhất định. Chính vì thế, bố mẹ cần phải dạy cho con biết được nguyên tắc đâu là những việc nên làm và không nên làm. Ví dụ: không được để đồ đạc trong phòng một cách lung tung, không được nói leo, không được làm mất trật tự nơi công cộng….
Khi bé lớn lên và bắt đầu có những nhận thức nhất định, bố mẹ cần phải giúp bé thiết lập được các quy tắc nhất định trong sinh hoạt hàng ngày. Nếu như con có những hành động ngỗ ngược mà bố mẹ lại bỏ qua thì đây chính là dấu hiệu khiến con cái trở nên hư hỏng và rất khó để uốn nắn khi bé đã trưởng thành.
1.3 Lười biếng, không chịu chăm lo cho bản thân
Các bố mẹ thường có tâm lý con còn nhỏ, chưa cứng cáp nên sẽ làm mọi thứ cho bé, Tuy nhiên, đây là dấu hiệu đặc biệt nguy hiểm khiến con cái trở nên hư hỏng khi lớn lên. Khi con được bố mẹ làm hộ mọi thứ như vậy, bé sẽ tự cho rằng mình không cần phải làm bất cứ điều gì cả và bé sẽ không thể tự mình chăm sóc cho bản thân mỗi khi không có bố mẹ ở bên cạnh.
Đặc biệt, quãng thời gian từ 3 tuổi trở đi chính là cột mốc rất quan trọng để bố mẹ dạy con tự lập. Và nếu như các bố mẹ vẫn quá quan tâm đến con trong thời điểm này, bé sẽ rất dễ trở nên ỷ lại khi lớn lên do không được dạy cách tự lập từ sớm.
1.4 Đòi hỏi quá nhiều, không biết kiềm chế ham muốn
Dấu hiệu nhận biết con cái trở nên hư hỏng đó là việc các bé không biết tiết chế ham muốn của bản thân và đòi hỏi một cách quá nhiều. Một số bố mẹ thường cho rằng, việc chiều theo những yêu cầu của con là biểu hiện của việc thương con.
Tuy nhiên, nếu như cứ tiếp diễn trong một thời gian dài, các con sẽ xem việc bố mẹ đáp ứng yêu cầu của mình là điều đương nhiên và sẽ chỉ biết đòi hỏi chứ không chịu làm gì cả. Và khi bố mẹ không đáp ứng yêu cầu, con chắc chắn sẽ có những phản ứng tiêu cực như: la khóc, ném đồ đạc lung tung…
2. Làm thế nào để ngăn chặn việc con cái trở nên hư hỏng ?
2.1 Quan tâm đúng mực tới con
Để ngăn chặn việc con trở nên hư hỏng, bố mẹ hãy quan tâm bé một cách đúng mực. Các bố mẹ tuy không thể thờ ơ nhưng cũng đừng quan tâm một cách quá đáng khiến bé cảm thấy khó chịu. Hãy để ý đến bé một cách thật khéo léo, không nên quá nuông chiều nhưng cũng đừng áp đặt kỷ luật thép lên con. Bố mẹ hãy để cho bé tự lập, tự đứng trên đôi chân của chính mình để giải quyết mọi vấn đề.
2.2 Lắng nghe con cái
Việc con cái trở nên hư hỏng đôi khi do các con thiếu đi sự đồng cảm, lắng nghe của bố mẹ. Chính vì thế, hãy cố gắng lắng nghe những tâm sự của bé nhiều hơn. Từ đó, các bố mẹ sẽ dễ dàng nắm bắt được tâm lý của bé để có những sự uốn nắn, điều chỉnh hành vi một cách phù hợp
2.3 Tạo môi trường lành mạnh cho con
Bố mẹ cũng nên tạo cho bé những môi trường lành mạnh để giúp đẩy lùi việc con cái trở nên hư hỏng. Và nếu không may, những nhóm bạn bè của con có các biểu hiện tâm lý tiêu cực, các bố mẹ có thể khéo léo tách con ra khỏi nhóm đó bằng việc đưa bé đi du lịch.
Cho con tham gia thêm nhiều hoạt động tập thể khác nhau để con có thể gặp được nhiều bạn bè mới. Từ đó, bé sẽ quên dần đi những điều tiêu cực ở nhóm bạn cũ của con.
2.4 Nhờ người giám sát
Trong cuộc sống, đôi khi bố mẹ sẽ không thể ở mãi cạnh con. Chính vì thế, bố mẹ hãy nhờ tới những người giám sát con khác như thầy cô cùng phối hợp. Nếu như thầy cô thấy con cái trở nên hư hỏng thì sẽ có thêm những biện pháp ngăn chặn kịp thời và hiệu quả.
3. Lời kết
Bài viết trên đây là một số dấu hiệu về việc con cái trở nên hư hỏng. Hy vọng các bố mẹ sẽ phát hiện được kịp thời và có thể có những giải pháp xử lý phù hợp cho con.