KỂ LẠI MỘT VIỆC TỐT MÀ EM ĐÃ LÀM - CÁCH LÀM KÈM BÀI MẪU HAY

Văn kể là dạng bài thường gặp trong chương trình học tiểu học và THCS. Không chỉ giúp các em học sinh trau chuốt vốn từ, hành văn kể lưu loát mà còn gợi mở ra rất nhiều kỉ niệm đẹp, vui tươi. Do đó, đây là dạng bài tập thường gặp trong các bài kiểm tra hay thi cử.

Theo đó bài viết dưới đây đến từ BingGo Leaders sẽ hướng dẫn các bạn học sinh tập làm văn kể với chủ đề: Kể lại một việc tốt mà em đã làm. Tuyển tập bài văn mẫu cùng rất nhiều ý tưởng thú vị sẽ được đề cập đến, hãy cùng đón đọc nhé!

Kể lại một việc tốt mà em đã làm - Cách làm kèm bài mẫu hay
Kể lại một việc tốt mà em đã làm - Cách làm kèm bài mẫu hay

1. Hướng dẫn hoàn thiện bài văn kể lại một việc tốt mà em đã làm

Một bài văn kể thường chú trọng đến các sự vật và sự việc. Người đọc phải hiểu được câu chuyện mà các em muốn truyền bài, có trình tự theo không gian và thời gian. Theo đó các em học sinh cần lưu ý đảm bảo các yêu cầu như:

  • Nội dung của câu chuyện (kỉ niệm) phải có ý nghĩa nhất định: Nó gợi cho người viết và người đọc những cảm xúc gì, suy nghĩ gì?
  • Bài kể phải có trình tự nhất định: Có nghĩa là đảm bảo tính logic, các em học sinh có thể chọn theo trình tự không gian hoặc thời gian…

Dù bài tập làm văn ở bất cứ chủ đề hay dạng văn miêu tả, văn kể thì các em lưu ý cần đảm bảo bố cục chính bao gồm 3 phần. 

Xem bố cục chi tiết về bài văn kể lại một việc tốt mà em đã làm
Xem bố cục chi tiết về bài văn kể lại một việc tốt mà em đã làm

Cụ thể:

1.1. Mở bài

Dẫn dắt, giới thiệu về việc tốt mà em đã làm. Có thể áp dụng 1 trong 2 cách mở bài, ví dụ:

  • Mở bài trực tiếp: Nêu trực tiếp về nội dung câu chuyện mà em sẽ kể…
  • Mở bài gián tiếp: Đưa ra ý nghĩa rồi dần dắt vào câu chuyện mà em dự định kể. Hoặc mượn câu ca dao hay, lời thơ ý nghĩa, triết lý sống về việc tốt…để dẫn vào mở bài.

1.2. Thân bài

A) Kể về hoàn cảnh diễn ra sự việc, việc làm tốt của em

Để bài văn kể có tính logic, ở đoạn văn đầu tiên của thân bài các em hãy kể về hoàn cảnh diễn ra sự việc tốt mà mình đã làm. Điều này sẽ giúp người đọc dễ hình dung hơn. Cụ thể:

  • Câu chuyện tốt mà em đã làm diễn ra vào khoảng thời gian nào: Mùa hè năm trước, tuần trước, ngày hôm qua hay vừa mới xảy ra…
  • Hoàn cảnh diễn ra việc tốt: Có thể miêu tả về quang cảnh xung quanh (địa điểm ở đâu) và kể chung về hoàn cảnh đó. Ví dụ em đã làm việc tốt khi đi siêu thị mua rau giúp mẹ…

B) Kể kết hợp miêu tả về diễn biến của câu chuyện

Kể lại diễn biến của sự việc. Các em học sinh có thể kể theo trình tự thời gian (hoặc không gian). Có thể trả lời cho các câu hỏi như:

Trong hoàn cảnh nào, em phát hiện đối phương cần được giúp đỡ?

Khi phát hiện sự việc, em đã làm cách nào để có thể giúp đỡ (làm được việc tốt) đó? Ở đây có thể kết hợp giữa văn kể và miêu tả để bài văn sinh động hơn.

Kể kết hợp miêu tả về diễn biến, thời điểm của câu chuyện như trên đường đi học về…
Kể kết hợp miêu tả về diễn biến, thời điểm của câu chuyện như trên đường đi học về…

C) Kết quả của hành động tốt mà em đã làm

Để bài viết thêm phần ý nghĩa, đủ ý và hấp dẫn hơn. Các em có thể lồng ghép trong bài nêu suy nghĩ cảm nghĩ của bản thân:

  • Kết quả của việc làm tốt đó là gì? Em nhận được gì từ hành động đó?
  • Nêu ý nghĩa, bày tỏ suy nghĩ của bản thân em về câu chuyện trên.

1.3. Kết bài

  • Nêu cảm nhận, bày tỏ suy nghĩ của em về việc tốt mà em đã làm được
  • Mở rộng, nêu được ý nghĩa của việc làm tốt và em vẫn sẽ cố gắng làm thật nhiều việc tốt hơn nữa.

2. Tuyển chọn bài văn mẫu kể lại một việc tốt mà em đã làm

Dựa trên dàn ý đã gợi ý ở trên, các em có thể dễ dàng hoàn thành được nội dung bài văn kể về kỉ niệm, một việc làm tốt mà em đã làm.

Tham khảo ngay bài văn mẫu dưới đây của bạn Hà Linh (học sinh lớp 5) dưới đây:

Những điều tốt đẹp luôn luôn sẽ giúp cuộc sống trở lên tốt đẹp hơn. Chắc hẳn, trong cuộc đời, ai cũng đều từng làm việc ý nghĩa. Bản thân em cũng vậy. Việc làm đó giúp em cảm thấy vô cùng hạnh phúc và tuyệt vời.

Cuối tuần vừa rồi, khu phố nơi em sinh sống đang phát động tuần lễ “Môi trường xanh”. Từ trước mấy ngày, bác tổ trưởng tổ dân phố đã đến từng nhà để phổ biến và vận động mọi người cùng tham gia. Bởi vậy em đã xung phong.

Khoảng 6h30 sáng ngày hôm đó, hai chị em thức dậy để chuẩn bị tham gia vào hoạt động Chúng em vệ sinh cá nhân, thay quần áo thật gọn gàng, ăn sáng và không quên chuẩn bị cả khẩu trang nữa. Sau đó, hai chị em nhanh chóng tập tra tại khu vực nhà văn hóa. 

Đúng 7 giờ sáng mọi người đều tập hợp đông đủ. Có cả các bác, các anh chị và các bạn thiếu nhi cùng tham gia. Ai cũng đều hào hứng và mong muốn được đóng góp vào hoạt động chung.

Tham gia quét dọn và trồng cây xanh góp phần bảo vệ môi trường sống
Tham gia quét dọn và trồng cây xanh góp phần bảo vệ môi trường sống

Ban đầu bác tổ trưởng sẽ tiến hành phân công và nhắc nhở mọi người nội quy, đảm bảo an toàn. Mọi người lắng nghe sự phân công và nhanh chóng chia nhóm, nhận dụng cụ lao động để tiến hành. 

Nhiệm vụ của chúng em là dọn cỏ, thu gom rác và phân loại phế thải. Nhóm của em gồm có 5 người, 2 bác nhận nhiệm vụ chính là nhổ sạch cỏ, 1 anh trong đoàn thanh niên sẽ thu gom và tập kết lại. Còn hai chị em thì được phân công phân loại rác thải thành các nhóm. 

Chúng em chia rác thải thành nhóm tự phân hủy và không phân hủy. Phần chia nhựa cũng được nhặt riêng nhằm mục đích tái chế. Chúng em còn ở lại nhà văn hóa để quét dọn và tưới nước cho cây trồng nữa. 

Không khí làm việc rất hăng say và vui vẻ. Đến chiều, mọi công việc đã xong hết. Toàn bộ số rác được gom lại và xử lý đúng quy định.

Sau một ngày làm việc, con đường trong xóm đã trở lên sạch sẽ và trong lành hơn. Những hàng cây xanh mát, những bông hoa tưới đẫm nước căng cánh chuẩn bị bung nở.

Em cảm thấy công việc này vô cùng có ý nghĩa. Nhờ vậy, em tự hứa với bản thân sẽ cố gắng làm thật nhiều, thật nhiều việc tốt hơn.

(Sưu tầm)

3. Mách nhỏ 3 lưu ý giúp bài văn kể thêm phần lý thú, sinh động

Bài văn kể (hay bài văn tự sự) là dạng đề quen thuộc, có thể xuất hiện xuyên suốt từ chương trình học tiểu học đến trung học. Ngoài ra các dạng đề của văn tự sự luôn biến hóa đa dạng, nhiều chủ đề thú vị.

Chính vì thế để có thể tự tin đạt điểm cao ở dạng bài văn kể này, các em học sinh đừng quên cùng BingGo Leaders khám phá những bí quyết dưới đây nhé.

Mách nhỏ 3 lưu ý giúp bài văn kể thêm phần hấp dẫn
Mách nhỏ 3 lưu ý giúp bài văn kể thêm phần hấp dẫn
  • Phân tích đúng nội dung tự sự của đề bài: Việc đầu tiên trước khi đặt bút để hoàn thành một bài văn kể, hãy đọc kỹ yêu cầu để tránh sa đà hay lạc đề. Một số dạng văn kể thường gặp bao gồm: kể lại chuyện dựa trên câu chuyện có sẵn, kể về những điều đời thường hoặc kể một con người, kể về những sự vật sự việc do tưởng tượng…
  • Trình bày khoa học, sắp xếp nội dung theo trình tự nhất định: Để giúp bài văn kể có tính logic, việc sắp xếp ý rất cần thiết. Với nội dung kể chuyện, các em hãy cố gắng đưa các sự vật sự việc hoặc con người có tính liên kết với nhau. Ngoài ra hãy đi theo trình tự nhất định, có thể chọn kể theo thời gian (từ sáng đến tối, từ đầu tuần đến cuối tuần…) hoặc kể theo trình tự không gian, từ gần đến xa…Bên cạnh đó, các em có thể thêm một số tình huống bất ngờ để tăng tính hấp dẫn.
  • Chọn ngôi kể linh hoạt: Các em có thể chọn ngôi thứ nhất hoặc ngôi thứ ba để sử dụng trong bài văn kể. Trong đó, ngôi thứ nhất thường xưng em, tôi, tớ…và góc nhìn câu chuyện mang tính trực diện, chủ quan hơn. Ngược lại, nếu chọn ngôi thứ ba, câu chuyện kể thường theo hướng khách quan, dễ đưa ra ý kiến cho câu chuyện. 

Tham khảo thêm: Tập làm văn lớp 5 tả người - Cẩm nang để đạt điểm 9+

4. Lời kết

Hi vọng rằng những chia sẻ và hướng dẫn cách làm bài văn kể lại một việc tốt mà em đã làm ở trên sẽ giúp các em học sinh có thêm nhiều ý tưởng thú vị. Bên cạnh đó hãy học cách hành văn logic, có trình tự và trình bày khoa học để đạt điểm số cao. Đừng quên ghé thăm Blog của BingGo Leaders để khám phá thêm nhiều bài học bổ ích đa dạng chủ đề nhé!

Khoá học tại BingGo Leaders

BingGo Leaders có gì?

KHÓA HỌC KINDERGARTEN

(3 - 5 tuổi)

  • 100% Giáo viên nước ngoài có chứng chỉ giảng dạy kết hợp trợ giảng Việt Nam
  • Giáo trình: Cambridge
  • Tạo môi trường "tắm" ngôn ngữ tiếng Anh ban đầu cho trẻ, không áp lực bài tập.
  • Khơi dậy niềm đam mê với ngôn ngữ mới
  • Làm quen với ngôn ngữ, học chữ cái và phát âm cơ bản

XEM CHI TIẾT

KHÓA HỌC STARTERS

(6 - 7 tuổi)

  • 50% Giáo viên nước ngoài - 50% giáo viên Việt Nam
  • Giáo trình: Cambridge kết hợp SGK
  • Phát triển từ vựng với các chủ đề xoay quanh cuộc sống của con
  • Rèn sự tự tin trong giao tiếp hàng ngày
  • Thành thạo ngữ pháp trình độ Starters khung tham chiếu Châu Âu

XEM CHI TIẾT

KHÓA HỌC MOVERS

(8 - 9 tuổi)

  • 50% Giáo viên nước ngoài - 50% giáo viên Việt Nam
  • Giáo trình: Cambridge kết hợp SGK
  • Mở rộng vốn từ vựng thuộc những đề tài thuộc nhiều đề tài hơn ở giai đoạn trước.
  • Phát triển đồng bộ 4 kỹ năng Nghe - Nói - Đọc - Viết
  • Tăng cường tối đa kỹ năng giao tiếp, rèn luyện thuyết trình bằng tiếng Anh"

XEM CHI TIẾT

KHÓA HỌC FLYERS

(10 - 13 tuổi)

  • 50% Giáo viên nước ngoài - 50% giáo viên Việt Nam
  • Giáo trình: Cambridge kết hợp SGK
  • Bộ từ vựng nâng cao và đa dạng hơn cả về số lượng và chủ đề
  • Các bài tập dạng câu hỏi mở ở phần thi 4 kỹ năng Nghe, Nói, Đọc và Viết theo khung Cambridge
  • Bứt phá tiếng Anh, thành thạo giao tiếp, tự tin thuyết trình trước lớp"

XEM CHI TIẾT

NHẬN TƯ VẤN MIỄN PHÍ

(Đặc biệt TRẢI NGHIỆM HỌC THỬ MIỄN PHÍ tại cơ sở)