Có nhiều bố mẹ đã và đang gặp khó khăn trong việc nuôi dạy con trẻ có tình trạng chậm nói. Việc giao tiếp vô cùng quan trọng với mỗi người, cha mẹ cần có đánh giá mức độ nghiêm trọng khi con biết nói chậm để biết đây có thực sự là bệnh lý không và đưa ra giải pháp cho con.
Trong bài viết này, BingGo Leaders sẽ đồng hành cùng cha mẹ tìm hiểu về hiện tượng chậm nói ở trẻ và phần nào đưa ra kết luận cho câu hỏi: “Con biết nói chậm có nên cho học tiếng Anh sớm không?”
1.Dấu hiệu chậm nói ở trẻ
1.1. Chậm nói ở trẻ là gì?
Một số dạng rối loạn về lời nói dễ thấy ở trẻ như nói lắp, nói ngọng đều có điểm chung là trẻ phát âm thành tiếng, tuy nhiên người nghe lại không hiểu gì. Còn vấn đề chậm nói ở trẻ là khả năng ngôn ngữ phát triển bình thường nhưng với tốc độ chậm hơn với các bạn cùng tuổi.
1.2. Dấu hiệu trẻ chậm nói theo từng độ tuổi
Tình trạng chậm nói ở trẻ biểu hiện ở mỗi độ tuổi sẽ có khá nhiều điểm khác nhau, cha mẹ có thể dựa vào các biểu hiện đó để biết con có thực sự chậm nói hay không.
1.2.1. Đối với trẻ 3 - 4 tháng tuổi
Bố mẹ sẽ cần cân nhắc đưa trẻ đi khám khi có những biểu hiện sau đây
- Nếu trẻ có dấu hiệu không phản ứng lại với những tiếng động mạnh
- Trẻ gần như không có những âm thanh phát ra như “Gừ gừ”
- Hoặc trong tình trạng không biết bắt chước lại các âm thanh khác, cần đặc biệt chú ý nếu trẻ ở tình trạng này khi đã 4 tháng tuổi.
1.2.2. Đối với trẻ 7 tháng tuổi
Trẻ 7 tháng tuổi sẽ có duy nhất một biểu hiện để ba mẹ có thể biết con biết nói chậm, đó chính là trẻ không hề có phản ứng với các tiếng động xung quanh.
1.2.3. Đối với trẻ 12 tháng tuổi
Các biểu hiện của trẻ 12 tháng tuổi bị chậm nói khá rõ rệt như sau:
- Trẻ không biết nói các từ đơn giản như “Bố” hay “mẹ”
- Không có biểu hiện cố gắng tìm cách giao tiếp với người khác, vì vào thời điểm này, thường các bé sẽ bắt đầu bi bô và có các cử chỉ khi muốn điều gì đó.
- Không biết thực hiện các động tác giao tiếp đơn giản: Vẫy tay chào, lắc đầu để từ chối,...
- Trẻ không phản ứng khi được gọi tên
- Không quan tâm và không muốn khám phá thế giới xung quanh
1.2.3 Đối với trẻ 16 tháng tuổi
- Trẻ không hiểu và phản ứng gì với các từ mệnh lệnh như: “Dậy đi”
- Không thể nói được từ nào
- Không phản ứng khi nhận được các câu hỏi của người khác
- Không biết diễn đạt khi người khác hỏi về thứ trẻ thích.
1.2.4. Đối với trẻ 24 tháng tuổi
- Vốn từ con có thể nói nhỏ hơn 15 từ
- Chỉ có thể nhại lại lời người khác nói, không thể tự nói được
- Gặp khó khăn khi thực hiện những lời nói với yêu cầu đơn giản như “Uống nước” hay “mẹ bế”
- Trừ những lúc khẩn cấp, bé sẽ không muốn giao tiếp
- Không hiểu được những hướng dẫn hay câu hỏi dài của người khác
- Vẫn có rất nhiều dấu hiệu hạn chế giao tiếp tương tự đối với trẻ 16 tháng tuổi
1.2.5. Đối với trẻ 3 tuổi
- Trẻ không sử dụng được các đại từ nhân xưng (con, ba, bà, mẹ,..)
- Không ghép được các từ thành một câu ngắn
- Lời nói của trẻ phát ra không hề rõ ràng, không ai hiểu được
- Trẻ không tò mò, đặt câu hỏi
- Không tương tác với bạn bè
- Khó tách rời bố mẹ
- Thường xuyên bị lắp bắp trong giao tiếp, gặp khó khăn và không muốn nói chuyện.
2. Có nên học tiếng Anh sớm với trẻ chậm nói
Việc học tiếng Anh chưa bao giờ giờ là dễ với cả người lớn, trẻ em và đặc biệt với trẻ chậm nói. Tuy nhiên, mỗi đối tượng cần có đúng lộ trình và xác định được mục tiêu của mình để đạt được kết quả tốt.
Khi con biết nói chậm, sẽ cần có một vài phương pháp đặc biệt hơn khi học tiếng Anh nếu muốn trẻ học tiếng Anh sớm. Ba mẹ có thể tham khảo các cách dưới đây:
2.1. Phối hợp song ngữ trong việc giáo dục con bị chậm nói
Nhiều nghiên cứu trên thế giới đã khẳng định việc dạy song ngữ từ sớm cho trẻ là rất nên làm, kể cả với trẻ chậm nói. Đã có rất nhiều gia đình đã thành công trong việc khắc phục việc chậm nói mà con vẫn phát triển ngôn ngữ tiếng Anh một cách bình thường.
Chia sẻ từ chị Trang: “Con là một đứa trẻ chậm nói, nhiều người còn bảo con thiểu năng nên khi thấy mình cho con học nói cả tiếng Anh và tiếng Việt thì nói ra nói vào nhiều lắm, bảo mình sính ngoại rồi sẽ hại tương lai con. Nhưng mình đã tìm hiểu rất kĩ qua sách vở và với bản năng, linh tính của người mẹ, mình tin con mình không hề thiểu năng, con chỉ chậm hơn các bạn. Và việc của người mẹ là đồng hành với con vượt qua khó khăn đó. Con mình sinh ra chẳng nhẽ lại bỏ. Con khiếm khuyết 1 mẹ cùng con bù đắp 10 để con không phải thua kém, thiệt thòi. Con mình từ chậm nói thành đứa trẻ có thể nói, đọc cả tiếng Anh và tiếng Việt từ 4 tuổi không phải kì tích đâu! Tất cả đều là nỗ lực của ba mẹ. Mình nghĩ ai làm cha mẹ cũng làm được như mình thôi.”
(Nguồn: Monkey Junior)
Chia sẻ từ chị Linh “Bé nhà chị cũng chậm nói hơn các bạn cùng trang lứa. Tuy nhiên không vì vậy mà chị không cho con tham gia các lớp học tiếng Anh hay cho con tiếp cận ngôn ngữ thứ hai này muộn hơn so với các bạn. Bởi chị hiểu con cần được tiếp xúc với các môi trường và ngôn ngữ khác nhau để kích thích khả năng nói. Cũng rất may con bé nhà chị được các cô giáo tại BingGo Leaders quan tâm sát sao và gia đình chị cũng phối hợp rất tốt với cô giáo. Chỉ sau 6 tháng học bé con nhà chị có thể nói tốt cả tiếng Anh và tiếng Việt rồi”
2.2. Tận dụng giai đoạn giai đoạn “vàng” để dạy con bị chậm nói
Việc biết đọc, nói được tiếng Anh sẽ thật đơn giản ngay cả khi hiện tại bé đang bị chậm nói nếu cha mẹ biết đến các phương pháp học tập phù hợp.
Cụ thể, hãy để cho bé được học tiếng Anh tại nhà với các khóa học online hoặc học trên mạng với sự hướng dẫn từ phụ huynh. Duy trì việc học đều đặn mỗi ngày từ 15 tới 20 phút, để tạo được thói quen và hình thành được sở thích của con với bộ môn tiếng Anh. Con vừa có môi trường giao tiếp tiếng Anh, vừa được kích thích khả năng ngôn ngữ thông qua các hoạt động có trong buổi học.
2.3. Tăng kích thích thị giác, thính giác của trẻ
Âm thanh, hình ảnh và các video sinh động sẽ giúp cho bé được tăng kích thích thính giác, thị giác của bé. Từ đó não bộ sẽ nhận tín hiệu và giúp bé trở nên hào hứng hơn. Qua đó tăng cảm giác muốn nói chuyện, giao tiếp của trẻ.
Chính vì vậy ba mẹ hãy cùng con ca hát, nghe nhạc, kể chuyện hoặc các hoạt động khác như tô màu, … để kích thích khả năng nói của con.
3. Các trò chơi học tiếng Anh cho trẻ chậm nói
Phụ huynh có thể thử chơi một số trò chơi cùng bé để con có thể tăng khả năng giao tiếp và phát triển về ngôn ngữ tốt hơn. Hạn chế việc cho trẻ hoàn toàn phụ thuộc vào các thiết bị điện tử khi ở nhà, điều đó có thể sẽ khiến chứng chậm nói trở nên trầm trọng hơn.
3.1. Trò chơi chiếc túi bí mật
Trò chơi này khá đơn giản nhưng rất thú vị, khiến bé có thể tăng khả năng phán đoán và sự tò mò với thế giới xung quanh.
Hãy chuẩn bị một vài dụng cụ để trò chơi bắt đầu:
- Một chiếc túi vải, mềm và không thể nhìn thấy bên trong
- 5 - 10 loại đồ chơi loại đồ chơi, vật dụng khác nhau
Tiến hành trò chơi bằng việc bỏ đồ chơi vào túi, sau đó lần lượt lấy ra và đoán bằng cảm nhận trên tay xem đó là đồ vật gì. Trẻ có thể gọi tên món đồ đó bằng cả tiếng Anh hoặc tiếng Việt.
Tăng dần độ khó của trò chơi khi bé đã bắt đầu quen và đổi dần sang các món vật dụng phức tạp hơn để tạo hứng thú cho con.
3.2. Cả nhà cùng hát
Đối với trẻ em, việc nghe và hát lại một ca khúc đơn giản là hoàn toàn có thể. Hãy phối hợp và lựa chọn các bài hát thiếu nhi có cả tiếng Anh và tiếng Việt, sau đó cả nhà có thể cùng nhau hát hoặc nối tiếp nhau hát.
Lưu ý hãy chọn những ca khúc phù hợp với lứa tuổi của bé để các con hiểu và dễ tạo cảm giác hứng thú.
3.3. Kể chuyện và đặt câu hỏi cho bé
Trò chơi này có thể là một hoạt động nhỏ trước khi ngủ, thời gian này bé sẽ cảm thấy thoải mái và sẽ muốn lắng nghe các câu chuyện thiếu nhi. Hãy kể cho bé nghe bằng các quyển truyện song ngữ với cốt truyện đơn giản, ít chi tiết và phối hợp với một số hình ảnh minh họa màu sắc đáng yêu để cho bé ghi nhớ dễ hơn.
Khi câu chuyện kết thúc, bố mẹ có thể đặt ra những câu hỏi xung quanh cốt truyện và cùng con đi tìm câu trả lời cho chúng. Kiên trì đồng hành cùng con sẽ mang lại hiệu quả vô cùng lớn.
Đây sẽ là một phương pháp vô cùng có ích cho bé, tìm hiểu thêm về đọc truyện cho bé trước khi đi ngủ: 7 lợi ích và lời khuyên từ chuyên gia.
4. Tổng kết
Nếu trẻ chậm nói, cha mẹ đừng nên quá lo lắng sợ bé không thể học tiếng Anh từ sớm được, vì đây chỉ là một hiện tượng bình thường ở những ngày tháng đầu đời. Cuối cùng, việc học tiếng Anh sớm với trẻ chậm nói là nên nhưng phải đúng cách học.
Hãy tìm hiểu và theo dõi con trong mọi giai đoạn, từ đó đồng hành cùng con trong những quá trình học tiếng Anh mỗi ngày.