Trẻ nhỏ là thế hệ mầm non tương lai của đất nước. Việc nuôi dưỡng, giáo dục và bảo vệ là những điều cần thiết để giúp con được sống, lớn lên trong môi trường lành mạnh. Từ đó giúp nâng cao nhận thức và tạo điều kiện tốt nhất cho sự phát triển toàn diện của con.
Vậy trẻ em có những quyền gì? Hãy cùng BingGo Leaders tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây nhé!
1. Quyền trẻ em là gì?
Quyền trẻ em là điều cần thiết và không thể thiếu của quyền con người. Nó bao gồm tất cả những gì mà trẻ được sống, được lớn lên, học tập trong một môi trường lành mạnh và an toàn.
Điều này đảm bảo cho bé không chỉ là người thụ động tiếp nhận lòng nhân từ của người lớn mà còn là những người đóng góp vào quá trình phát triển của bản thân.
2. 4 nhóm quyền cơ bản của trẻ em
Theo Công ước quyền trẻ em của quốc tế, quyền trẻ em được chia thành 4 nhóm chính. Cụ thể như sau:
2.1. Quyền được sống còn
Quyền sống còn là quyền cơ bản nhất mà một đứa trẻ ngay từ khi sinh ra được có. Con có quyền được làm giấy khai sinh, được cấp quốc tịch, được biết ba mẹ của mình và được ba mẹ chăm sóc.
Ngoài ra, con cũng được hưởng những chăm sóc y tế tốt nhất có thể, sống trong một môi trường lành mạnh, an toàn, được ăn uống đầy đủ. Nếu gia đình không đủ điều kiện để chăm sóc, nhà nước sẽ trợ cấp và chăm sóc cho con.
2.2. Quyền được phát triển
Con còm được đảm bảo và phát triển về thể lực, trí tuệ, tinh thần, đạo đức và xã hội. Mỗi một đứa trẻ đều có quyền được đi học và hưởng nền giáo dục chất lượng để phát huy tốt những tiềm năng của con.
Bên cạnh đó, con cũng có quyền được tiếp cận những thông tin quan trọng trong sự phát triển của mình và có quyền được vui chơi giải trí, tham gia các hoạt động văn hóa nghệ thuật phù hợp.
2.3. Quyền được bảo vệ
Con có quyền được bảo vệ khỏi mọi hình thức xâm hại, không ai được phép làm tổn hại cơ thể và tinh thần của con như đánh đập, dọa nạt, xúc phạm danh dự và nhân phẩm.
Con luôn được bảo vệ ở mọi hình thức bóc lột, xâm hại tình dục cũng như không ai được phép can thiệp vô cớ vào thư tín, sự riêng tư và lạm dụng trong trường hợp con làm trái pháp luật hay bị giam giữ.
2.4. Quyền được tham gia
Có lẽ rất nhiều các con chưa biết các con có quyền được tham gia. Con có quyền được bày tỏ ý kiến trong các vấn đề liên quan đến trẻ em, ba mẹ, người lớn cần lắng nghe, xem xét ý kiến của con một cách nghiêm túc. Con có quyền gặp gỡ, kết bạn và giao lưu với mọi người.
3. Trẻ em có những quyền gì theo quy định pháp luật Việt Nam
Tại Việt Nam cũng có những quyền trẻ em riêng mà con cũng cần phải biết. Nội dung chính của các quyền này được biểu hiện như sau:
Trẻ em có quyền sống: Cũng sống như “quyền được sống còn”, con cũng đều có các quyền bất khả xâm phạm và được bảo vệ tính mạng, được hưởng điều kiện sống lý tưởng nhất.
Quyền được khai sinh và có quốc tịch: Tất cả các con khi sinh ra đời đều có quyền được khai sinh và khai tử khi mất. Con có họ tên riêng, có dân tộc, được xác định giới tinh của mình theo quy định của pháp luật.
Quyền được chăm sóc sức khỏe: Con được nhà nước quan tâm, chăm sóc, được hưởng những điều kiện tốt nhất về sức khỏe, được ưu tiên tiếp cận, sử dụng dịch vụ phòng khám và khám chữa bệnh. Với trẻ em dưới 6 tuổi, con còn được miễn phí thăm khám chữa bệnh trong điều kiện tốt nhất.
Quyền được giáo dục, học tập và phát triển năng khiếu: Tất cả các con đều có quyền được giáo dục, học tập, không phân biệt vùng miền, dân tộc, giới tính, tôn giáo, tín ngưỡng để được phát triển một cách toàn diện và phát huy tốt nhất tiền năng của bản thân. Con không bị hạn chế, được bình đẳng về cơ hội học tập, giáo dục, được sáng tạo, phát triển tài năng, năng khiếu và thực hiện phát minh của mình để phát triển bản thân.
Quyền vui chơi, giải trí: Ở quyền này cho phép các con tự do tham gia vui chơi, giải trí, tham gia các hoạt động văn hóa, thể thao phù hợp với từng lứa tuổi mà không bị hạn chế. Ngoài ra, các cá nhân, tổ chức, các ban ngành từ trung ương đến địa phương cũng quan tâm, đầu tư, xây dựng, tạo điều kiện thuận lợi để con được vui chơi, giải trí.
Quyền giữ gìn, phát huy bản sắc: Mỗi người các con đều có nguồn gốc, tổ tiên để nhớ về nguồn cội của mình, ai cũng phải tôn trọng, giữ gìn, phát huy bản sắc dân tộc mình. Bên cạnh đó, con cũng có quyền được tôn trọng những giá trị riêng của bản thân để phù hợp với độ tuổi và văn hóa dân tộc. Mọi trẻ em đều có quyền được dùng tiếng nói dân tộc, chữ viết của mình, được giữ gìn bản sắc và kế thừa những văn hóa, phong tục, truyền thống và văn hóa quý báu. Ngoài ra, con không nên phân biệt đối xử, chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc, ảnh hưởng đến an toàn, an ninh quốc gia.
Quyền bí mật đời sống riêng tư: Mọi trẻ em đều có quyền giữ bí mật và bất khả xâm phạm đến đời sống riêng tư, bí mật cá nhân và bí mật gia đình của con. Ngoài ra, con cũng được pháp luật bảo vệ về danh dự, nhân phẩm, uy tín, ... được bảo vệ và chống lại sự can thiệp trái pháp luật đối với các thông tin riêng tư.
Quyền được sống chung với ba mẹ: Đây là một trong những quyền quan trọng nhất đối với con. Quyền này đảm bảo cho con được chung sống với ba mẹ, được những người thân yêu bảo vệ, chăm sóc và giáo dục. Không ai có quyền cách ly ba mẹ với con trừ những hợp ba mẹ ly hôn theo quy định của pháp luật hoặc vì lợi ích tốt nhất cho trẻ. Khi không được sống chung cùng ba mẹ. Con có thể được trợ giúp để duy trì mối liên hệ trừ những trường không vì lợi ích tốt nhất của con để đảm bảo con được phát triển tốt nhất.
Quyền được bảo vệ để không bị xâm hại tình dục và bóc lột sức lao động: Tất cả các con đều được bảo vệ dưới mọi hình thức để không bị xâm hại tình dục. Con cũng được bảo vệ để không bị bóc lột sức lao động, không phải lao động trước tuổi hoặc làm quá thời gian hay công việc nặng nhọc không phù hợp với lứa tuổi.
Đối với những hành vi xâm hại tình dục hay bóc lột sức lao động đều được xử lý nghiêm minh theo quy định pháp luật.
Bên cạnh những quyền nêu trên, con cũng có một số các quyền khác như:
- Quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo
- Quyền về tài sản
- Quyền được đoàn tụ, liên hệ và tiếp xúc với ba mẹ
- Quyền được chăm sóc thay thế và nhận làm con nuôi
- Quyền được bảo vệ không bị bạo lực, bỏ rơi, bỏ mặc
- Quyền được bảo vệ để không bị mua bán, bắt cóc, đánh tráo, chiếm đoạt
- Quyền được bảo vệ khỏi chất ma túy
- Quyền được bảo vệ trong tố tụng và xử lý vi phạm hành chính
- Quyền được bảo vệ khi gặp thiên tai, thảm họa, ô nhiễm môi trường, xung đột vũ trang
- Quyền được bảo đảm an sinh xã hội
- Quyền được tiếp cận thông tin và tham gia hoạt động xã hội
- Quyền được bày tỏ ý kiến và hội họp
- Quyền của trẻ em khuyết tật
- Quyền của trẻ em không quốc tịch, trẻ em lánh nạn, tị nạn
Tham khảo thêm: TOP 5 lưu ý dạy trẻ kỹ năng bảo vệ bản thân phụ huynh phải biết
4. Lời kết
Như vậy, qua bài viết trên đây, BingGo Leader đã giúp ba mẹ nắm được trẻ em có những quyền gì? Quyền trẻ em có ý nghĩa như thế nào rồi. Hy vọng, ba mẹ sẽ có thêm nhiều kiến thức bổ ích và có định hướng giáo dục về quyền cho con ngay từ khi con nhỏ.
Đừng quên ghé ngay chuyên mục blog của BingGo Leaders để cập nhật thêm nhiều bài viết hữu ích xung quanh chủ đề nuôi dạy con nhé!