Khi nhìn vào mặt đồng hồ là có các số la mã đã bạn có nhận ra điều gì đặc biệt không? Đó chính là tại sao số la mã IV được kí hiệu là IIII mà không phải như ta vẫn thường biết? Liệu có bí ẩn gì đằng sau, hay cùng nhau tìm hiểu.
1. Câu chuyện lịch sử đằng sau
Thời bấy giờ công nghệ chế tác đồng hồ ở Pháp rất phát triển. Theo lời các nghệ nhân kể lại sự kiện có số 4 la mã IIII như thế này bắt nguồn từ vua Louis XIV Pháp.
Chuyện kể rằng nhà vua đã yêu cầu thợ chế tác làm cho mình một chiếc đồng hồ. Ban đầu, số 4 trên mặt đồng hồ vẫn là IV như chúng ta vẫn thường biết, nhưng khi đến tay nhà vua người tỏ ra không hài lòng và yêu cầu sửa lại thành IIII.
Trước lời yêu cầu như thế các thợ đồng hồ ra sức phản đối nhà vua. Tuy nhiên sau đó không thể làm gì khác họ đành sửa lại thành IIII. Từ đó về sau, số 4 la mã trên mặt đồng hồ được viết là IIII thay vì IV như thông thường. Đây cũng là điểm nhấn trên mỗi chiếc đồng hồ.
Bạn có thể tìm hiểu đặc tính quan trọng của số la mã 2002.
2. Một số đặc tính của con số la mã đặc biệt - số IV
Hiện tượng số la mã 4 trên mặt đồng hồ được viết thành IIII tưởng vô lý nhưng nó lại mang đến những đặc tính đặc biệt không ai ngờ tới
2.1 Tính đối xứng nhau
Nếu quan sát kỹ bạn sẽ thấy trên mặt đồng hồ số 4 và số 8 đối xứng nhau. Trong hệ số la mã số 8 được kí hiệu là VIII, nó mang đến cảm giác khá “nặng nề” so với những con số khác trên mặt đồng hồ. Vì vậy, việc số 4 được viết là IIII thay vì IV sẽ đem lại cảm giác cân bằng hơn. Trong chế tác đồng hồ, sự cân bằng thẩm mỹ này rất quan trọng.
Chia mặt đồng hồ thành 3 phần ta sẽ có cân bằng tổng thể như sau:
- Nhóm các số bắt đầu bằng I: I, II, III, IIII
- Nhóm các số bắt đầu bằng V: V, VI, VII, VIII
- Nhóm các số bắt đầu với X: IX, X, XI, XII
2.2 Tính nhận dạng
Xét về mặt hình thức, nếu số 4 la mã được viết là IV sẽ rất dễ nhầm lẫn với số 6 la mã là VI.
Vì vậy việc viết số 4 thành IIII tưởng chừng vô lý nhưng lại rất thuyết phục.
2.3 Yếu tố thần thoại
Ẩn sau số 4 la mã trên mặt đồng hồ là cả một câu chuyện thần thoại không phải ai cũng biết.
Theo một số nhà ngôn ngữ học, mặt đồng hồ chỉ thị số IIII là thể hiện sự tôn kính với vị thần la mã Jupiter ( chúa tể các vị thần, đồng nhất với thần Zeus trong Thần thoại Hy Lạp).
Theo cách viết Latinh, vị thần này có tên đầy đủ là IVPITER, có ký hiệu IV đầu tiên. Vì thế, tránh trường hợp bị coi thần linh, trong quá trình chế tác đồng hồ, các thợ sửa đã viết số 4 la mã thành IIII.
Nếu chú ý lịch sử ta có thể thấy trong thời kỳ cổ đại, cách viết số IIII rất phổ biến. Cách viết này được sử dụng rộng rãi trong những chiếc đồng hồ mặt trời (Sundial) từ trước thế kỉ XIX.
3. Lời kết
Vậy là câu chuyện về số la mã IV cùng chiếc đồng hồ đã được hé lộ. Ngày nay, mọi người đang dần có xu hướng tối giản hóa các chi tiết trên mặt đồng hồ.
Nhưng cũng không thiếu những người yêu thích sự cổ điển, sang trọng của đồng hồ có thiết kế sọc la mã. Bài viết còn nhiều thiếu sót, hãy để lại góp ý dưới đây cho chúng mình nhé!
Tham khảo thêm: Khám phá các số la mã từ 1 đến 100 kèm cách đọc và viết chi tiết.