Đã có khi nào bạn chợt thấy thắc mắc số 0 trong số la mã sẽ viết như thế nào chưa? Bật mí cho bạn đây là con số có nhiều bí ẩn nhất và điều bí ẩn như thế nào thì hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây để tìm hiểu nhé!
1. Cách viết số 0 trong hệ chữ số la mã
Thật bất ngờ khi câu trả lời là “không viết như thế nào cả”. Vì bảng số la mã đâu có số 0 đâu, nó giống như bảng chữ cái tiếng việt của chúng ta vậy không có W, J hay Z.
Tham khảo thêm: Số la mã từ 1 đến 100.
2. Vì sao lại có sự đặc biệt như thế?
Như chúng ta vẫn biết thì bảng chữ số la mã có 1000 chữ từ 1 đến 1000. Các con số la mã này sẽ chia thành 7 chữ số cơ bản và 6 nhóm chữ số đặc biệt, cụ thể như sau:
- 7 chữ số cơ bản: I(1); V(5); X(10); L(50); C(100); D(500); M(1000).
- 6 nhóm chữ số đặc biệt: IV(4); IX(9); XL(40); XC(90); CD(400); CM(900).
Bảng chữ số la mã thì không có số 0 như những số tự nhiên khác. Và lý do của điều này sẽ được chia sẻ trong nội dung tiếp theo.
Theo nhiều nguồn thông tin tổng hợp lại, số 0 được sử dụng từ thời xa xưa và trong hệ thống số đó số 0 là số được tạo ra cuối cùng. Thêm một thông tin là số 0 không phải là số đếm, bắt đầu từ số 1 mới được tính là số đếm, trừ một vài các quốc gia Ả Rập bắt đầu đếm từ số 0.
Đó chính là câu trả lời cho câu hỏi vì sao số 0 không có mặt trong hệ thống số cổ. Thay vì dùng số 0 người ta thường thay thế nó bằng một chỗ trống hay một ký hiệu khác với các số đếm. Chính vì thế, ở thời cổ đại người ta không dùng số 0 nên ở bảng số la mã không có số 0.
3. Nguyên tắc ghép các số la mã khác với số 0
Rõ ràng chúng ta biết số 0 không có trong bảng chữ số la mã nhưng ở các chữ số tròn chục, tròn trăm, tròn nghìn vẫn thấy sự xuất hiện của số 0. Và có một sự trùng hợp đó là các số này đều thuộc nhóm các chữ số la mã đặc biệt. Vì thế mà nguyên tắc viết cũng như cách đọc các số la mã này cũng có khác.
3.1 Cách viết chữ số la mã
Bảng chữ số la mã gồm 7 chữ số cơ bản sau: I, V, X, L, C, D, M. Các chữ số này sẽ được tạo thành số bạn mong muốn khi thực hiện phép cộng hoặc trừ. Nguyên tắc thực hiện với các số la mã đặc biệt có 0 cụ thể như sau:
- I, X, C, M là những số không xuất hiện quá 3 lần. Ví dụ như X là 10 thì XXX là 30.
- Những con số chỉ được phép xuất hiện duy nhất một lần là V, L,D. Chẳng hạn như L là 50 khi muốn viết 100 người ta sẽ không viết là LL, thay vào đó người ta sẽ dùng chữ số C để biểu thị giá trị 100.
- Nếu lặp lại từ 2 đến 3 lần một chữ số thì số được tạo thành sẽ có giá trị gấp 2 hoặc 3 lần chữ số ban đầu. Ví dụ như I là 1 thì II là 2 hoặc III là 3.
- Quy tắc cộng và trừ được áp dụng khá đơn giản và dễ dàng. ta chỉ cần nhớ viết bên trái là trừ, viết bên phải là cộng. Có một ví dụ cụ thể như sau, I=1, V=5 nên IV sẽ là 5-1=4.
- Có một lưu ý khi cộng các số la mã là không được cộng quá ba lần. Cụ thể là XXX=30 tức là 10+10+10=30, tuy nhiên khi muốn biểu thị số 40 ta không được phép cộng như thế nữa mà phải dùng số la mã khác là XL.
3.2 Cách đọc số la mã
Biết cách viết thì cách đọc cũng trở nên dễ dàng hơn. Các số la mã có sự xuất hiện của số 0 sẽ đọc như thế nào đây? Mọi người cùng nhau tham khảo cách đọc sau đây nhé.
Số la mã sẽ được đọc theo giá trị từ trái sang phải, nó tương tự với cách đọc số tự nhiên. Nên khi đọc chúng ta cần lưu ý các nhóm chữ số để cộng trừ cho đúng trước khi đọc.
Ví dụ như số LXXII có L=50, XX=20, II=2 nên ta kết luận LXXII=72.
4. Lời kết
Giờ đây mọi người nắm được những thông tin chi tiết về số 0 trong số la mã, cũng như lý giải được câu hỏi “vì sao không có số trong hệ thống số la mã?”. Bài viết sẽ còn nhiều thiếu sót rất mong sẽ nhận được góp ý của bạn.