Dàn ý rất quan trọng đối với một bài văn. Có nó, việc viết văn trở nên dễ dàng hơn, bài văn mạch lạc và đầy đủ ý hơn.
Dàn ý bài văn tả người lớp 5 gồm những gì? Nếu các em chưa biết thì hãy xem các dàn bài mẫu dưới đây. Còn nếu các em đã biết rồi, thì cũng đừng bỏ lỡ những gợi ý đó để bài văn của mình thêm hấp dẫn các em nhé!
1. Lập dàn bài tả mẹ của em
1.1. Mở bài
- Mẹ là người đã sinh ra và nuôi nấng em từng ngày.
- Mẹ lúc nào cũng dành sự quan tâm, chăm sóc tỉ mỉ nhất cho em.
1.2. Thân bài
Hình dáng:
- Mẹ em hơn ba mươi tuổi, là cán bộ.
- Khuôn mặt mẹ tròn phúc hậu, dáng người hơi cao
- Tóc mẹ dài ngang lưng. Mẹ hay thích buộc tóc gọn gàng để dễ làm việc.
- Đôi mắt mẹ đen, lúc nào cũng nhìn em trìu mến.
- Đôi tay của mẹ không trắng lắm, nhưng lúc nào cũng thơm mùi đồ ăn mẹ nấu cho em. Đồ ăn mẹ nấu rất ngon.
Tính tình:
- Mẹ thích sạch sẽ, lúc nào cũng sắp xếp nhà cửa gọn gàng.
- Khi có người thân trong gia đình bị ốm, mẹ đều lo lắng, không quản mệt nhọc chăm sóc.
- Tuy mẹ bận, nhưng mẹ vẫn dành thời gian giảng bài cho em mỗi tối.
- Mẹ chưa bao giờ đánh em. Khi em sai, mẹ luôn nhẹ nhàng khuyên bảo.
1.3. Kết bài
- Mẹ luôn dành tất cả những gì tốt nhất cho em, hy vọng em học giỏi, đạt thành tích cao trong học tập.
- Em sẽ luôn cố gắng để mẹ vui lòng.
2. Lập dàn bài tả ông của em
2.1. Mở bài
- Ông ngoại là người em gần gũi, quý mến nhất trong nhà.
- Ông ngoại luôn là một tấm gương sáng cho em học tập.
2.2. Thân bài
Hình dáng và hoạt động thường ngày:
- Ông gần 70 tuổi, hơi đậm người.
- Tuy đã già nhưng sức khoẻ của ông vẫn còn tốt. Ông chỉ cần thay mấy cái răng giả.
- Tóc ông đã bạc gần hết.
- Ông thích đọc báo, xem thời sự.
- Ông rất thân thiện với hàng xóm.
Tính tình:
- Ông ngoại lúc nào cũng tươi cười với em và mọi người xung quanh.
- Ông hay đứng ra bênh vực em khi em bị ba mẹ quở trách.
- Nhưng ông cũng luôn dạy em đúng sai, lễ phép với người lớn.
- Mọi người rất tin tưởng ông bởi ông có những lời khuyên bảo rất quý báu và nhiều kinh nghiệm sống.
2.3. Kết bài
- Ông ngoại là tấm gương sáng mà em muốn noi theo. Em tự hào về ông lắm!
- Em rất yêu quý ông, mong ông được khỏe mạnh để sống mãi với em.
3. Lập dàn bài tả em gái của em
3.1. Mở bài
Giới thiệu về em bé:
- Em tên gì?
- Là trai hay gái?
3.2. Thân bài
Hình dáng:
- Em gái của em năm nay 2 tuổi.
- Em bé có khuôn mặt tròn.
- Tóc em đen, ngắn và mỏng.
- Tay chân của em hơi ngắn, trông rất buồn cười.
Tính tình:
- Em gái của em hay cười rất đáng yêu. Khi cười có lúm đồng tiền rất xinh.
- Em bé thích bắt chước người khác.
- Khi cùng nhau chơi đồ chơi, thỉnh thoảng em bé hay giành lấy đồ chơi mà e đang chơi. Em rất tức giận nhưng vẫn nhường nhịn vì em gái còn bé.
- Cũng như em, em bé rất thích ăn đồ ăn mẹ nấu.
3.3. Kết bài
- Em gái của em rất đáng yêu.
- Em rất thích chơi cùng em gái của em.
4. Lập dàn bài tả thầy giáo của em
4.1. Mở bài
Giới thiệu về thầy giáo:
- Thầy tên gì?
- Dạy em năm lớp mấy?
4.2. Thân bài
Hình dáng:
- Thầy gần 40 tuổi.
- Thầy không cao lắm, da thầy ngăm đen.
- Thầy hay mặc áo sơ mi trắng và đeo kính.
- Thầy có đôi mắt rất hiền, lúc nào cũng trìu mến nhìn học sinh.
Tính tình:
- Thầy giảng bài rất hay. Các bạn trong lớp và cả em rất thích nghe thầy kể chuyện.
- Thầy rất quan tâm đến các bạn học sinh.
- Mọi người đều thấy thầy rất tận tụy với công việc, sẵn sàng ở lại lớp sau giờ học để dạy cho các bạn học kém.
- Thầy còn là người rất nhiệt tình giúp đỡ người khác.
4.3. Kết bài
- Thầy luôn mong chúng em học tập tốt và trở thành những con người có ích cho xã hội.
- Em sẽ luôn cố gắng để không phụ lòng thầy.
5. Lời kết
Lựa chọn một người thân như ông bà, ba mẹ hoặc một người em thường gặp như cô giáo, bác hàng xóm để miêu tả. Sau đó các em hãy vận dụng các dàn ý bài văn tả người lớp 5 để hoàn thành bài văn của mình. Chúc các em thành công!
Bé gặp phải đề bài miêu tả cơn mưa, hãy tham khảo ngay bài viết Lập dàn ý bài văn tả cơn mưa chi tiết nhất cho học sinh lớp 5.