Điểm khác biệt của những đứa trẻ thành công đó là các bé có nhận thức và phát triển tư duy ngay từ nhỏ. Không phải đứa trẻ nào sinh ra cũng đã có tư duy thiên bẩm mà phải qua quá trình rèn luyện và phát triển. Bố mẹ cần tìm ra cách thức đúng để con phát triển tư duy ngay từ nhỏ.
1. Tại sao cần phát triển tư duy cho trẻ?
Bất kỳ phụ huynh nào cũng đều muốn con cái phát triển toàn diện về thể chất và tinh thần. Xã hội ngày nay, các con có điều kiện về ăn uống, tham gia các hoạt động thể chất, trải nghiệm và vui chơi.
Tư duy là thứ cần được trau dồi từ trải nghiệm thực tế và sự định hướng của gia đình. Trước đây, các gia đình đều không chú trọng việc phát triển tư duy cho trẻ. Khi con lớn lên, tuỳ vào từng đứa trẻ, các bé sẽ có con đường thành công khác nhau.
Sự va vấp và trải nghiệm thực tế đúc kết lại tạo thành tư duy và nhận thức của mỗi bạn nhỏ. Rất nhiều bạn trẻ khi trưởng thành sẽ mất nhiều thời gian loay hoay và vất vả trên con đường tìm đến sự thành công.
Phát triển tư duy cho trẻ ngay từ nhỏ giúp rút ngắn thời gian trên và con đến với thành công một cách nhanh và sớm hơn. Đây cũng chính là mong muốn của các bậc phụ huynh thành công.
Điều đó lý giải vì sao con cái của những người thành công thường cũng sẽ thành công trên bất kỳ lĩnh vực nào đó. Họ đã học được cách tư duy thành công từ chính bố mẹ mình.
Ngay từ bây giờ, hãy dạy con cách tư duy để trở thành người thành công!
2. Những kiểu tư duy thành công
Những kiểu tư duy dưới đây giúp các con có được sự nhận thức đúng đắn và nhanh nhạy với cuộc sống. Con hiểu bản thân và phát huy được hết khả năng của mình trên con đường tìm đến thành công:
2.1. Tư duy mở:
Tư duy mở hay còn gọi là Growth mindset là tư duy đầu tiên cần được định hình trong tâm trí các bạn nhỏ. Tư duy mở là khi con luôn sẵn sàng học hỏi những điều mới, tôn trọng những khác biệt trong suy nghĩ của người khác.
Với tư duy mở, con sẽ có cái nhìn toàn diện về mọi mặt của vấn đề trước khi đưa ra những nhận định, quyết định cuối cùng. Trong công việc và cuộc sống sau này, con sẽ cởi mở với những sự thay đổi, cập nhật mới.
Trái ngược với tư duy mở là tư duy đóng. Đó là khi các con sẽ không chịu thay đổi và luôn cho rằng ý kiến của mình là đúng đắn và không yêu thích những cái mới.
Đa phần những người thành công trong cuộc sống đều có tư duy mở. Chính vì vậy họ nhanh nhạy để tìm ra những xu hướng mới và thành công nhờ biết tận dụng thời cơ.
2.2. Tư duy phản biện:
Tư duy phản biện cũng đóng góp phần lớn trong sự thành công của các bé trong tương lai. Để đưa ra một ý tưởng, sẽ có những ý kiến phản bác và quan niệm khác nhau. Lúc này tư duy phản biện sẽ phát huy công dụng.
Tư duy phản biện cũng là tổng hòa của nhiều loại tư duy với một vấn đề. Khi có một ý kiến trái ngược với quan điểm của con, đầu tiên con sẽ tôn trọng những ý kiến đó (tư duy mở). Từ những phân tích của con (tư duy logic) con sẽ phản biện lại những điều không đúng để bảo vệ quan điểm của mình (tư duy phản biện).
Để phản biện, con cần có sự tổng hợp cũng như dẫn chứng đủ thuyết phục. Tư duy phản biện giúp con có sự đầu tư tìm kiếm thông tin, tránh việc tiếp thu ý kiến thụ động và thiếu chính kiến.
2.3. Tư duy sáng tạo:
Tư duy sáng tạo là phần tư duy mà ít phụ huynh chú ý tới. Sáng tạo là một tính cách và hành động. Các bé có thể có năng khiếu về nghệ thuật, tuy nhiên sáng tạo nghệ thuật cần tới tư duy cao hơn.
Tư duy sáng tạo không nhất thiết là phải có năng khiếu và khả năng về nghệ thuật mới có thể sáng tạo. Tư duy sáng tạo ở đây là tìm tòi và nghĩ ra những cái mới, những cách làm mới của riêng mình.
Để thành công con cần có sự khác biệt và cách làm tối ưu hơn. Tư duy sáng tạo giúp con dày công tìm tòi, học hỏi và khám phá bản thân để tự mình tìm ra điểm khác biệt của bản thân mà xã hội công nhận.
Tư duy sáng tạo cũng chính là điểm khác biệt để nhận ra chất riêng của con. Bởi vì tư duy sáng tạo của mỗi người là khác nhau nên mỗi cá thể là một con người khác biệt.
2.4. Tư duy khởi nghiệp:
Khởi nghiệp trong những năm gần đây là xu hướng đang lên tại Việt Nam. Điều đó chứng tỏ khát vọng mạnh mẽ muốn thay đổi, thể hiện mình và làm chủ cuộc sống của các bạn trẻ. Khởi nghiệp được khuyến khích và trở thành một tinh thần khởi nghiệp sôi sục trong các bạn trẻ.
Tuy nhiên khởi nghiệp không có nghĩa là thành công ngay lập tức. Chỉ có 20% số doanh nghiệp khởi nghiệp trụ lại sau 01 năm. Điều đó có nghĩa, nhiều bạn trẻ khởi nghiệp do xu hướng mà chưa thực sự có sự chuẩn bị trước về kiến thức và tư duy khởi nghiệp.
Tư duy khởi nghiệp vô cùng quan trọng để đạt đến thành công với con đường ngắn nhất và ít tốn kém nhất. Tư duy khởi nghiệp là những suy nghĩ làm thế nào để khởi nghiệp tinh gọn nhất.
Tư duy khởi nghiệp bao gồm cả những kiến thức bắt buộc cần có về cách làm, cách vận hành, cách sản xuất,... Trẻ em được rèn luyện tư duy khởi nghiệp từ nhỏ có thiên hướng làm chủ sau này.
2.5. Tư duy logic:
Đây là loại tư duy quan trọng quyết định đa số sự thành công của mỗi người. Tư duy logic là cách con người vận dụng những dữ kiện thu thập được xoay quanh một vấn đề, tổng hợp và phân tích chúng. Sau đó, chúng ta sẽ đưa ra đáp án và chứng minh nó với lý lẽ thuyết phục từ những dữ kiện có được.
Những người có tư duy logic thường rất chắc chắn và biết được mình cần phải làm gì để đi tới kết quả cuối cùng. Khi có tư duy logic, chúng ta cũng sẽ phán đoán được những thay đổi có thể xảy ra và có biện pháp phòng trước những rủi ro có thể gặp phải.
Tư duy logic quyết định rất lớn tới thành công. Phát triển tư duy logic ngay từ nhỏ giúp con có bộ óc phán đoán chính xác, cùng với những trải nghiệm thực tế con sẽ đưa ra những quyết định đúng đắn cho chính mình.
3. Các để phát triển tư duy thành công cho trẻ
Như đã nói ở trên, tư duy của trẻ hình thành qua trải nghiệm và chịu ảnh hưởng từ sự định hướng của gia đình. Vì vậy gia đình là yếu tố quyết định phần lớn tới sự phát triển tư duy của trẻ.
Ngay từ nhỏ, hãy áp dụng các biện pháp phát triển tư duy đúng đắn, tránh ép buộc con cái:
3.1. Thấu hiểu tính cách và nhận thức của con
Tính cách của từng đứa trẻ hình thành ngay từ rất sớm tuy nhiên bố mẹ có thể uốn nắn tính cách cho con bằng việc dạy dỗ đúng cách.
Đối với các bé nhỏ tuổi, tính cách chưa thể hiện rõ ra bên ngoài, bố mẹ có thể sử dụng một số biện pháp để tìm hiểu tính cách của con. Các biện pháp đó bao gồm: sinh trắc vân tay, tra cứu thần số học theo ngày tháng năm sinh,...
Các biện pháp này giúp đọc vị được một phần tính cách của bé và chỉ nên mang tính chất tham khảo. Từ các kết quả đó, bố mẹ có thể biết được xu hướng tính cách của con sẽ như thế nào để có sự thấu hiểu với con nhiều hơn.
Khi trẻ lớn hơn, cách tốt nhất để hiểu con đó là trò chuyện cùng con để bố mẹ và con sẽ không có khoảng cách. Con chia sẻ được về suy nghĩ của con về cách vấn đề trong xã hội, bố mẹ từ đó hiểu được con đang nghĩ gì và đưa ra định hướng giúp con tư duy đúng.
3.2. Trải nghiệm những cái mới
Từ trước đến nay, phụ huynh vẫn cho con cái tham gia nhiều trải nghiệm mới mẻ để bé tăng cường vốn sống và kỹ năng. Tuy nhiên phụ huynh thường bỏ ngỏ những cảm nhận của bé khi tham gia các trải nghiệm đó.
Sau mỗi trải nghiệm, bố mẹ nên hỏi con hoặc làm một bài tập nhỏ đúc kết những điều con thấy và con cảm nhận được gì sau đó. Cách này giúp con tổng hợp lại những bài học cuộc sống và bố mẹ đánh giá được thế giới quan và tư duy của con về sự vật, sự việc.
Một số hoạt động trải nghiệm giúp con nâng cao và phát triển tư duy toàn diện là:
- Các hoạt động thể chất: Giúp con nâng cao thể lực tạo tiền đề tốt để phát triển khả năng hoạt động của não bộ, sự nhanh nhạy của mắt và sự phản ứng nhanh.
- Hoạt động học ngoại ngữ: Học ngoại ngữ giúp con phát triển bán cầu não phải. Vận dụng được cả hai bán cầu não giúp con phát huy được tốt nhất
- Các trải nghiệm về lập trình, công nghệ: Học lập trình cũng là một trải nghiệm tốt để rèn luyện tư duy logic và giải quyết vấn đề hiệu quả.
- Các cuộc thi phản biện: Tại các cuộc thi phản biện, con sẽ được đưa ra chủ đề và từ đó tìm ra các luận chứng phù hợp để phản biện lại những ý kiến trái chiều.
- Tham gia các lớp học về tài chính: Để thành công trong tương lai và con hiểu hơn về vai trò của tài chính trong cuộc sống. Con sẽ biết trân quý công sức của bố mẹ và biết cách quản lý tài chính khi trưởng thành.
- Tham gia các trại hè quân đội, khởi nghiệp: Kỷ luật cũng là thước đo tạo nên sự thành công. Con có tác phong tốt và lối sống tích cực. Các kiến thức khởi nghiệp giúp con có nhận thức và tư duy đúng khi bắt đầu công việc kinh doanh.
- Tham gia các lớp học thuyết trình: Một người thành công còn là người diễn giải vấn đề tốt để tất cả mọi người hiểu được ý tưởng. Nếu con thiếu khả năng thuyết trình, thiếu tự tin về bản thân thì sẽ rất khó để thành công hay thăng tiến trong cuộc sống.
- Tham gia các hoạt động từ thiện, hoà nhập với thiên nhiên: Giúp con hiểu và nuôi dưỡng tình cảm là cách con trân trọng cuộc sống và có động lực để cố gắng nhiều hơn. Các hoạt động về thiên nhiên giúp con khám phá cuộc sống bên ngoài.
3.3. Không ép buộc, để con tự phát triển theo thiên hướng
Mặc dù bố mẹ là người định hướng giúp con phát triển tư duy toàn diện nhưng không nên ép buộc con đi theo con đường bố mẹ định sẵn mà con không thích.
Hãy để con tự mình cảm nhận bản thân, bố mẹ là người tạo điều kiện để con trải nghiệm nhiều nhất có thể. Từ những trải nghiệm đó, con khám phá được chính mình và hiểu được mình thích gì và muốn trở thành ai.
Thành công không phải nhất thiết là con trở nên giàu có. Thành công là khi con tự làm chủ được bản thân, đam mê và những việc con làm được công nhận. Con có lối sống tích cực, yêu thương mọi người và có cuộc sống đủ đầy.
LỜI KẾT
Tư duy quyết định hành động, hành động tạo ra kết quả và từ đó tạo nên sự thành công khác nhau cho mỗi người. Bố mẹ hãy là người hỗ trợ con phát triển tư duy thành công toàn diện với những gợi ý của BingGo Leaders nhé!