Trẻ khi được 7 tuổi thường có những chuyển biến nhất định do bé đã bắt đầu có những nhận thức cho riêng mình. Vậy, bố mẹ cần lưu ý gì khi dạy con trong giai đoạn này?
I/ Tâm lý trẻ 7 tuổi có những chuyển biến nào?
Khi các con đã bắt đầu đi học cấp bậc tiểu học được 1 năm và có cho bản thân những sự nhận thức về thế giới xung quanh mình. Trong đó, những biến đổi tâm lý cơ bản có thể kể tới:
a/ Con thích chơi một mình
Mặc dù trẻ em thường vẫn thích chơi đùa cùng với bạn bè, song 7 tuổi cũng là độ tuổi có nhiều sự thay đổi cần chú ý. Đôi khi bố mẹ sẽ thấy con chơi một mình, đọc sách hoặc dành thời gian ở trong phòng riêng của mình nhiều hơn. Đây là một trong những thời điểm quan trọng để con phát triển thêm về mặt cảm xúc, nhận thức khi lên 8 tuổi.
Ở giai đoạn 7 tuổi, các con đã bắt đầu biết suy nghĩ nhiều hơn, để ý tới lời nói của bố mẹ, những người xung quanh con nhiều hơn. Trong quãng thời gian mà bé chơi một mình, con sẽ có thêm nhiều nhận thức về chính mình, về mối quan hệ của con với bố mẹ, bạn bè, những người khác...
b/ Bắt đầu tranh luận nhiều hơn
Với tâm lý trẻ 7 tuổi, do được tiếp thu các kiến thức ở trường lớp cũng như sự độc lập trong suy nghĩ, khả năng nói nên các bố mẹ sẽ dễ dàng thấy được rằng bé bắt đầu tranh luận với bạn bè, hoặc thậm chí với chính bố mẹ về một chủ đề nhất định. Chắc chắn sẽ có những lúc con cảm thấy giận dỗi với bạn bè về một chuyện gì đó như: không chịu nhường đồ chơi cho nhau, con bị bạn trêu quá đà…… Lúc này các bố mẹ hãy đóng vai trò là một quân sư để các con tự hoà giải.
c/ Phát triển khả năng tư duy, ngôn ngữ
Vào giai đoạn này, các con đã bắt đầu học tiểu học được 1 năm, hoàn toàn có thể trau dồi một lượng vốn từ vựng rất lớn. Đây cũng là giai đoạn mà tư duy, khả năng ngôn ngữ của con được phát triển một cách nhanh chóng nhất. Nếu có thể, hãy giúp bé hình thành kỹ năng đọc sách, dạy con tư duy phản biện ngay trong giai đoạn vàng này.
d/ Bé có những mối quan hệ bạn bè mới
Trong giai đoạn đầu tiên khi bắt đầu đi học này, con sẽ có cơ hội được tiếp cận, mở rộng tầm mắt của mình với thế giới xung quanh và gia tăng được sự tương tác với những người khác. Vì thế, các bé sẽ có thêm nhiều bạn mới. Đây là thời gian mà con sẽ được học hỏi, gặp gỡ và phát triển nên tâm lý trẻ 7 tuổi trong giai đoạn này sẽ có những sự đổi khác rõ rệt.
II/ Lưu ý khi dạy con cho bố mẹ
Trong giai đoạn tâm lý trẻ 7 tuổi, con sẽ có những biểu hiện khác biệt nhất định nhằm chứng tỏ cho bố mẹ thấy rằng bé đang lớn khôn, trưởng thành. Chính vì thế, bố mẹ nên chú ý những điều sau trong quá trình dạy con ở độ tuổi này. Cụ thể:
a/ Dạy con cách tự chăm sóc bản thân
Tâm lý trẻ 7 tuổi lúc này bắt đầu có xu hướng thích tự lập. Tuy nhiên, các bé cũng sẽ rất hứng thú nếu như được bố mẹ chỉ dạy cho một số cách thức để tự chăm sóc cho bản thân mình như: tự đánh răng rửa mặt, tự dọn dẹp phòng riêng, cùng bố mẹ chuẩn bị bữa tối ….. Lúc này hãy kiên nhẫn, nhẹ nhàng chỉ bảo con. Những kỹ năng này dù rất đơn giản nhưng nó sẽ là điều kiện quan trọng để giúp bé tự lập khi lớn lên mà không cần tới sự trợ giúp của bố mẹ.
Bố mẹ tham khảo bài viết bí quyết dạy con tự lập ngay từ nhỏ.
b/ Dạy con biết yêu thương những người xung quanh
Đối với tâm lý trẻ 7 tuổi, lúc này bé đã có khả năng nhận biết đúng sai, đặt mình vào vị trí của người khác. Do đó, đây sẽ là thời điểm thích hợp để bố mẹ dạy con biết cách yêu thương những người xung quanh thông qua những hoạt động xã hội nhỏ mà bé được tham gia cùng với bố mẹ…. Điều này sẽ giúp con phát triển nhân cách rất hiệu quả.
c/ Khuyến khích bé tham gia các hoạt động thể thao
Bên cạnh phát triển tính cách, sự phát triển về mặt thể chất cũng cần được chú ý. Vì thế, các bố mẹ có thể cùng con chơi những trò chơi, các bộ môn thể thao có độ khó cao như: cầu lông, bóng rổ, nhảy dây... Những bộ môn này không chỉ giúp con phát triển được tốt nhất về mặt thể chất mà còn khiến cho tình cảm gia đình giữa bố mẹ, con cái ngày càng được gắn bó hơn.
d/ Dạy con tính kỷ luật
Khi đã bắt đầu quen được với việc đi học, bố mẹ hãy giúp con biết cách tự xây dựng được kỷ luật cho riêng mình. Các bé có thể tự lên kế hoặc cho riêng mình và hoàn thành tốt các nhiệm vụ tự đặt ra nếu như không muốn bị phạt.
Lời kết
Tâm lý trẻ 7 tuổi được xem như một cột mốc rất quan trọng đánh dấu việc bé tự nhận thức được về bản thân mình, bắt đầu biết khám phá về những điều xung quanh. Hy vọng rằng, BingGo Leaders đã giúp các bố mẹ có thêm được hành trang cho riêng mình để cùng bé lớn khôn.