Sau khi trải qua đại dịch Covid, có không ít trẻ em đã có nhiều cơ hội để tiếp xúc với các thiết bị điện tử. Trong số đó, có nhiều bé đã nghiện sử dụng điện thoại.
Điều này không chỉ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của bé mà còn ảnh hưởng tới khả năng học tập của bé sau này. Hãy cùng BingGo Leaders khám phá ra nguyên nhân và 5 cách khắc phục hiệu quả nhất mà ít người biết đến.
1. Làm sao để biết trẻ nghiện điện thoại?
Có rất nhiều dấu hiệu để nhận biết được rằng trẻ đang mắc phải chứng nghiện sử dụng điện thoại. Tuy nhiên, dưới đây là 5 dấu hiệu được cho là dễ nhận biết nhất chứng nghiện điện thoại ở trẻ em:
1.1. Thường xuyên cảm thấy khó chịu khi không sử dụng điện thoại
Giống như một người khi mắc phải các chứng nghiện ma túy hay thuốc lá, bé sẽ cảm bứt rứt khó chịu khi không được sử dụng điện thoại. Thời gian đầu, bé sẽ cảm thấy không thoải mái, “ngứa ngáy” khi không sử dụng điện thoại.
Dần dần, các phản ứng đó sẽ rõ ràng hơn khi bé không thể ăn khi không có điện thoại, hay không thể học khi không có điện thoại. Đỉnh điểm là đến khi bé cảm thấy trầm cảm, phát điên khi không sử dụng điện thoại.
1.2. Sử dụng điện thoại thường xuyên hơn
Khoảng thời gian đầu bé sử dụng điện thoại, bố mẹ thường không chú ý đến thời lượng sử dụng điện thoại của bé. Càng ngày, thời gian sử dụng điện thoại của bé sẽ tăng lên, ảnh hường vào thời gian thực hiện các hoạt động khác như ăn, uống, chơi thể thao,...
Cho đến khi, hầu hết thời gian trong của bé đều gắn liền với chiếc điện thoại. Thời gian sử dụng điện thoại sẽ tăng dần từ 1 đến 3 tiếng cho đến 4 đến 6 tiếng mỗi ngày. So với 24 tiếng đồng hồ thì khoảng thời gian đó có thể không nhiều, nhưng nó có thể khiến bé bị ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe.
1.3. Trở nên khó chịu khi bị người khác lấy điện thoại
Đây là dấu hiệu khi việc trẻ nghiện điện thoại gần như lên đến đỉnh điểm. Ban đầu, bé sẽ giận dỗi khi bố mẹ hay ai đó lấy đi điện thoại lúc bé đang sử dụng. Về sau, bé sẽ cáu gắt, gây hấn khi điện thoại bị ai đó lấy đi.
1.4. Luôn luôn cần điện thoại để cải thiện tâm trạng
Những lúc ăn uống, bé luôn cần điện thoại mới chịu ăn. Những lúc gặp bất kì vấn đề nào khác, bé luôn cần điện thoại như giải pháp duy nhất cho vấn đề đó. Việc sử dụng điện thoại để giải tỏa tâm trạng với bé giờ đây cũng như uống nước khi khát vậy.
1.5. Có các dấu hiệu của hội chứng Tic
Các dấu hiệu thường thấy ở các bé sử dụng điện thoại nhiều khi mắc phải hội chứng Tic là: co giật cơ hàm, nhíu máy, nhăn mặt, gằn giọng và thỉnh thoảng hay phát ra những âm thanh lạ trong miệng một cách vô thức.
Đây là dấu hiệu đáng cảnh báo đối với bố mẹ về tình trạng sức khỏe của bé. Khi phát hiện những dấu hiệu này, bố mẹ nên đưa bé đi đến các bệnh viện hoặc phòng khám ngay lập tức.
2. Những hậu quả sẽ xảy ra khi nghiện điện thoại?
Giống như các cơn nghiện khác, khi nghiện sử dụng điện thoại, trẻ sẽ gặp nhiều khó khăn trong quá trình phát triển về thể chất lẫn tinh thần. Điều đó không chỉ khiến trẻ mất đi nhiều cơ hội ở hiện tại, mà còn khiến trẻ đi chậm hơn so với bạn bè cùng trang lứa.
Trước tiên, các ảnh hưởng về mắt là điều chúng ta dễ thấy nhất. Do phải chịu nhiều ảnh hưởng từ ánh sáng xanh trên điện thoại, cùng với việc khoảng cách giữa điện thoại và mắt quá ngắn dẫn tới việc trẻ sẽ dễ mắc tật cận thị.
Không dừng ở đó, việc sử dụng điện thoại nhiều sẽ khiến bé hạn chế các hoạt động thể chất. Điều này không những làm chậm quá trình phát triển về mặt thể chất và tình thần của bé mà còn ảnh hưởng đến các khả năng xã hội khác.
Điều này sẽ khiến bé mắc các bệnh như béo phì, rối loạn tiêu hóa, rối loạn hành vi, suy giảm trí nhớ, trầm cảm lo âu,... Ngoài ra, còn nhiều căn bệnh khác nguy hiểm hơn mà bé có thể mắc phải nếu tình trạng này không được phát hiện và khắc phục kịp thời.
3. 5 cách khắc phục hiệu quá mà ít người biết đến
Tương tự các chứng nghiện khác, nghiện điện thoại cũng có các cách khắc phục tương tự. Tuy nhiên, đối với các bé ở độ tuổi từ 3 đến 10 tuổi, sự hỗ trợ từ bố mẹ luôn là điều cần thiết nhất trong quá quá trình thực hiện các biện pháp dưới đây:
3.1. Điều chỉnh giới hạn thời gian sử dụng điện thoại của bé
Đối với các dòng điện thoại sử dụng hệ điều hành Android, bố mẹ thực hiện các bước sau đây: Ấn vào phần Cài đặt -> sau đó lướt xuống chỗ gần cuối màn hình -> Sức khỏe kỹ thuật số và kiểm soát của cha mẹ -> Trang tổng quan -> sau đó bố mẹ sẽ cài đặt giới hạn thời gian sử dụng các ứng dụng mà bé thường sử dụng (Youtube, các game online, offline).
3.2. Trò chuyện và vui chơi với bé nhiều hơn
Khi bố mẹ dành nhiều thời gian và sự quan tâm dành cho bé hơn, bé sẽ cảm thấy bớt phụ thuộc vào việc sử dụng điện thoại hơn. Đa phần, một trong những nguyên nhân khiến trẻ nghiện điện thoại là do cảm thấy trầm cảm, thiếu sự quan tâm từ bố mẹ.
Việc dành nhiều thời gian hơn cho bé không những khiến bé giảm dần việc sử dụng điện thoại mà còn giúp bé cải thiện tâm trạng, ngoan ngoãn hơn và từ đó sẽ phát triển tốt hơn về sức khỏe và tinh thần.
Ngoài ra, bố mẹ có thể áp dụng các phương pháp dạy tiếng Anh cực kì hiệu quả tại nhà dành cho bé. Vừa giúp bé học tiếng Anh, vừa có thể vui chơi với bé nhiều hơn.
3.3. Cho bé tham gia các hoạt động vui vẻ, bổ ích
Khi bé tham gia các hoạt động vui chơi khác thú vị hơn việc sử dụng điện thoại, bé sẽ dễ dàng chấm dứt cơn nghiện.
Hầu như các bé ở độ tuổi 3 đến 10 tuổi thường rất thích các trải nghiệm mới trong sinh hoạt thường ngày. Do đó việc ở nhà lâu sẽ khiến bé tìm kiểm các trải nghiệm đó trên các thiết bị điện từ nhiều hơn. Dần dần, việc sử dụng thường xuyên sẽ khiến trẻ nghiện điện thoại.
Để thay đổi điều đó, chỉ cần cho bé tham gia hoạt động như chơi đá bóng, bóng rổ, chạy bộ hay các hoạt động đơn giản như xếp hình, vẽ tranh, chơi các board game. Việc tham gia các hoạt động này sẽ giúp bé cải thiện tình hình sức khỏe và nâng cao khả năng sáng tạo.
3.4. Dành cho bé những phần thưởng nếu bé giảm thời gian sử dụng điện thoại
Những phần thưởng nho nhỏ dành cho bé mỗi khi bé sử dụng điện thoại ít hơn sẽ giúp bé có động lực trong việc cai nghiện điện thoại. Điều này giúp cho bé định hình được rằng việc sử dụng điện thoại ít hơn là một điều tốt, vì thành quả của hành động đó là được phần thường từ bố mẹ.
3.5. Nói cho bé nghe sự nguy hiểm về việc sử dụng điện thoại
Đây là một cách đơn giản nhưng cũng hiệu quả không kém 4 cách trên. Khi bé nhận biết được các tác hại cũng như sự nguy hiểm của việc sử dụng điện thoại, bé sẽ hạn chế sử dụng các thiết bị này hơn.
Tuy nhiên, bố mẹ nên tinh tế hơn khi sử dụng cách này vào từng thời điểm khác nhau. Thời điểm tốt nhất là khi cơn nghiện điện thoại của bé còn nhẹ, bé sẽ dễ tiếp thu hơn, càng về sau bé sẽ càng dễ chống đối, khó nghe, khó bảo hơn.
Lời kết
Bằng việc nhận biết sớm các dấu hiệu khi trẻ nghiện điện thoại, linh hoạt sử các cách khắc phục nêu trên, bé sẽ nhanh chóng chấm dứt tình trạng nghiện sử dụng điện thoại. Ngoài ra, bố mẹ hãy cho bé luyện phản xạ tiếng Anh vào những lúc rảnh rỗi nhé. Điều này sẽ giúp bé nâng cao khả năng tiếng Anh và hạn chế tối đa các thói quen xấu như nghiện điện thoại.