Áp lực học tập của trẻ là một trạng thái tâm lý cực kỳ nguy hiểm nếu như kéo dài. Vậy làm sao để biết được con em đang gặp áp lực trong học tập và có những cách khắc phục nào. Bố mẹ hãy cùng tìm hiểu thông qua bài viết của BingGo Leaders nhé!
I/ Áp lực học tập của trẻ là gì?
Áp lực học tập là một trạng thái tâm lý tiêu cực của con đã bị dồn nén trong khoảng thời gian lâu dài. Tuy nhiên, trạng thái tâm lý này chỉ xoay quanh việc học tập của các con. Và nếu trạng thái cảm xúc tâm lý này ngày càng kéo dài, nó sẽ trở thành một trạng thái bệnh lý rất nghiêm trọng đối với các con em của mình.
Tâm lý chung của nhiều bố mẹ thường mặc định rằng, trẻ con thì không phải chịu áp lực gì cả. Thậm chí, nhiều bố mẹ còn cho rằng áp lực học tập của trẻ là điều hiển nhiên và là động lực để cho bé phải cố gắng nhiều hơn nữa.
Tuy nhiên, bé cũng có rất nhiều điều áp lực cần được chia sẻ, thông cảm nhiều hơn. Nhất là trong vấn đề học tập của các con.
II/ Nguyên nhân chính dẫn đến áp lực học tập của trẻ là gì?
Nguyên nhân khiến con gặp áp lực học tập có rất nhiều. Trong đó có thể kể tới:
a/ Kỳ vọng quá cao từ gia đình
Kỳ vọng quá cao của các bố mẹ là nguyên nhân đầu bảng khiến bé gặp stress nặng nề, thậm chí nhiều bạn nhỏ còn có dấu hiệu trầm cảm. Việc bố mẹ luôn muốn con em mình xếp thứ hạng cao trong lớp là mong muốn hợp lý, nhưng nó đã vô tình đặt lên vai các bé một gánh nặng khó có thể được gỡ bỏ.
Thậm chí nhiều bé đã rất cố gắng trong học tập nhưng chỉ cần một bài kiểm tra đạt thành tích không cao thì đã bị cha mẹ mắng mỏ. Điều này khiến các bé cảm thấy công sức của mình bỏ ra không được công nhận.
Từ đó, bé sẽ cảm thấy sợ việc học hoặc sẵn sàng tỏ thái độ chống đối với bố mẹ ở mọi thời điểm để được làm theo ý muốn của bản thân.
b/ So sánh con với các bạn bè trong lớp
Việc bị so sánh với các bạn cùng lớp, nhất là so sánh về điểm sổ, thành tích học tập cũng là nguyên nhân khiến bé cảm thấy căng thẳng và không muốn tiếp tục việc học.
Trong khi đó, nhiều bố mẹ thường sử dụng những câu từ có tính chất mắng mỏ các con, thậm chí nhiều bố mẹ còn sẵn sàng quát mắng con em mình ngay giữa chốn đông người chỉ vì bé có kết quả học tập không tốt như các bạn cùng trang lứa. Chính điều này đã vô tình khiến các con có cảm giác: tự tin, cảm thấy mình kém cỏi, không tin tưởng vào bản thân mình.
c/ Tư duy giáo dục quá quan trọng thành tích
Một trong số những nguyên nhân dẫn đến áp lực học tập của trẻ đó là việc tư duy giáo dục quá quan trọng thành tích, điểm số.
Đây cũng là một căn bệnh nan giải của nền giáo dục nước nhà.Khi các con đạt thành tích không cao khiến cho lớp có thành tích kém, thầy cô sẽ có những đánh giá không tốt và khiến cho bé mang trong mình những mặc cảm rất lớn.
Nếu những mặc cảm này kéo dài và không có phương thức điều chỉnh thích hợp, các bạn nhỏ rất dễ trầm cảm hoặc nguy hiểm hơn là sa đà vào các tệ nạn xã hội khi đã lớn.
III/ Dấu hiệu nhận biết bé gặp áp lực trong việc học tập
Việc nhận biết được con có đang gặp vấn đề về tâm lý trong việc học tập hiện nay khá dễ dàng. Bố mẹ hãy thử theo dõi một số biểu hiện sau để có thể nhanh chóng giúp đỡ con em mình trong những trường hợp cần thiết:
a/ Kết quả học tập sa sút
Nhiều bố mẹ thường cho rằng bé lười biếng, ham chơi thì mới xảy ra tình trạng kết quả học tập sa sút. Tuy nhiên điều này chỉ đúng một phần, những kỳ vọng quá cao từ bố mẹ; áp lực thành tích đè nặng lên vai cũng là nguyên nhân khiến bé học tập sa sút một cách không phanh.
Khi tâm trạng các bé đã không vui vẻ thì việc tiếp thu kiến thức mới cũng sẽ bị giảm sút đi một cách đáng kể.
b/ Bé thường xuyên mất ngủ
Giấc ngủ là điều rất quan trọng đối với việc phát triển cả thể chất, tinh thần của các bé. Tuy nhiên, nếu cường độ học tập, thi cử của bé quá cao khiến các bạn nhỏ khó ngủ, thậm chí thường xuyên mất ngủ thì sẽ làm bé nhanh chóng suy nhược. Và nếu như kéo dài thì rất có thể bé đã gặp phải các bệnh lý có liên quan đến tâm thần.
Dấu hiệu nhận biết bé gặp áp lực trong việc học tập
c/ Sợ đi học
Việc sợ đi học, không muốn gặp thầy cô bạn bè cũng là dấu hiện nhận thấy áp lực học tập của trẻ đang quá cao. Các con sẽ luôn cảm thấy lo lắng vì bài vở ở trên trường lớp và sẽ tìm mọi lý do để biện minh cho việc mình không muốn đi học.
d/ Ít giao tiếp với bạn bè, thầy cô, bố mẹ
Ít giao tiếp, lầm lì là biểu hiện về áp lực học tập của trẻ. Các bạn nhỏ nếu phải học quá nhiều sẽ khiến các con ngại giao tiếp, ít nói, ít tiếp xúc với mọi người nhiều hơn. Các bé sẽ không muốn ai hỏi thăm về mình, thậm chí sẽ có tư tưởng chống đối, cục tính hơn rất nhiều so với các bạn khác được bố mẹ tạo điều kiện thoải mái hơn.
e/ Có dấu hiệu chống đối
Tâm lý chung của các con là vẫn muốn chơi nhiều hơn. Vì thế, không phải bé nào cũng sẽ cố gắng hết sức mình để có thể đạt được kết quả học tập như mong muốn. Phần lớn các bé khi bị quá tải vì học tập thường sẽ chống đối, bất hợp tác với thầy cô và gia đình.
Đây là dấu hiệu rất nguy hiểm vì nếu kéo dài, bé sẽ có xu hướng nổi loạn và dễ vướng vào các tệ nạn xã hội nếu như tình trạng áp lực học tập kéo dài.
IV/ Hậu quả áp lực học tập của trẻ là gì ?
a/ Ảnh hưởng về sức khỏe thể chất
Việc bị áp lực quá lớn trong việc học sẽ khiến bé cảm thầy sa sút nghiêm trọng về mặt thể chất. Theo nhiều nghiên cứu khoa học, con người cần ngủ ít nhất 7 - 8 tiếng mỗi ngày để có thể giúp cơ thể phục hồi sau một ngày học tập mệt mỏi.
Và việc các con học quá nhiều, ngủ không đủ giấc sẽ khiến bé bị ảnh hưởng rất nhiều đến trí nhớ của mình. Các con sẽ có xu hướng hiểu bài kiến thức chậm hơn so với bạn cùng trang lứa. Cùng với đó là việc cơ thể sẽ thiếu sức sống khi tham gia các hoạt động ngoài trời.
Rất nhiều chuyện nguy hiểm có thể đến với bé mà nguyên do là áp lực học tập của trẻ quá nặng nề mà bố mẹ không thể lường trước được.
b/ Làm bé mất đi tuổi thơ
Các bậc làm cha mẹ luôn mong muốn rằng con mình phải là người giỏi. Nhưng tư duy này cùng với sự phát triển quá nhanh chóng khiến cho bé sẽ mất đi những trải nghiệm tuổi thơ mà đáng lẽ ra các con cần phải có.
Nhất là với các bạn nhỏ ở thành phố khi suốt ngày chỉ quanh bàn học, trường lớp thì các con ít có cơ hội lớn lên và có những ký ức tuổi thơ một cách tươi đẹp nhất khi bị bố mẹ ép đi học quá nhiều.
c/ Xu hướng tính cách nổi loạn thấy rõ
Khi áp lực học tập của trẻ bị đẩy lên quá cao, bé sẽ rất dễ sa đà vào các tệ nạn xã hội. Bởi vì, khi tiếp xúc với những điều sai trái như: bạo lực, sử dụng chất kích thích…. bé sẽ cảm thấy mình như được giải tỏa, không còn lo về áp lực học tập quá nhiều. Và khi bố mẹ phát hiện ra thì cũng đã quá muộn.
Nghiêm trọng hơn, các con sẽ có tư tưởng muốn trả thù chính những người sinh ra mình vì cảm giác mệt mỏi, sợ hãi do bị bắt học quá nhiều. Đã có rất nhiều câu chuyện không hay xảy ra vì áp lực học tập của trẻ bị bố mẹ đặt lên vai là quá nặng nề.
V/ Làm thế nào để giải tỏa áp lực học tập?
Có thể thấy, hậu quả do áp lực học tập của trẻ gây ra là rất lớn. Thậm chí có nhiều câu chuyện buồn đã xảy ra vì bố mẹ đặt kỳ vọng lên con cái quá lớn. Vì vậy, có những cách nào để cho các bố mẹ có thể giúp bé giải tỏa tình trạng căng thẳng tâm lý và giúp con có thêm hứng thú với việc học tập?
- Bố mẹ hãy trò chuyện nhiều hơn với con em hàng ngày để biết hôm nay bé đi học như thế nào?
- Khuyến khích con tự tin hơn thể hiện những điểm mạnh của bản thân. Đừng ép con phải học tập thật giỏi tất cả các môn.
- Tâm sự với bé về ước mơ của con trong tương lai. Hãy hỏi con những câu hỏi như: sau này con thích làm nghề gì….. Điều này sẽ giúp các bố mẹ định hướng cho con em một cách thật sự hiệu quả.
- Điều tiết thời gian học tập của con phù hợp. Không nên ép bé học tập quá khuya .
- Để cho con có những giờ phút được nghỉ ngơi.
- Tuyệt đối không được so sánh con với những bạn bè trong lớp
- Tuyệt đối không được mắng con quá nhiều khi con bị điểm kém. Hãy cùng ngồi lại và chỉ cho bé biết mình đang sai ở đâu, yếu ở điểm nào để tìm cách khắc phục.
- Có phần thưởng xứng đáng cho các nỗ lực của con. Ví dụ: Một chuyến du lịch ngắn ngày cùng gia đình khi bé có điểm thi tốt. Điều này sẽ giúp cả con em lẫn các bố mẹ hiểu nhau hơn cũng như thoải mái đầu óc để bước vào những thử thách mới.
- Tập thể dục cùng con hằng ngày, tránh việc con ngồi lì một chỗ quá nhiều.
- Nếu không may bé có những dấu hiệu bệnh lý về tâm thần, hãy đưa bé tới các cơ sở y tế để được các bác sĩ tư vấn thêm.
Lời kết
Áp lực học tập của trẻ nếu như kéo dài sẽ gây ra những hệ lụy không hề nhỏ đối với tương lai của các con. Vì thế, hy vọng rằng các bậc làm cha mẹ sẽ hiểu được những mong muốn của con. Từ đó đưa ra được những giải pháp phù hợp nhất để giúp cho bé không bị căng cứng tâm lý và tạo ra thêm nhiều hứng thú nhất cho việc học của các con.