Theo nhà tâm lý người Nga Ivan Petrovich Pavlop: “95% tiềm năng phát triển của con người tập trung trong giai đoạn từ 0-5 tuổi”. Đây cũng là giai đoạn trẻ phát triển trí thông minh mạnh mẽ nhất. Áp dụng các biện pháp khoa học có thể giúp kích thích trí thông minh tối đa nhất cho trẻ.
1. Các giai đoạn phát triển trí thông minh ở trẻ nhỏ
Giai đoạn thai giáo: Ngay khi còn nằm trong bụng mẹ, các bộ phận quan trọng được hình thành thì cũng là lúc não bộ của con phát triển. Não của thai nhi bắt đầu phát triển từ 8 tuần tuổi.
Khi bé có những cử động đầu tiên thì đó cũng là lúc trí thông minh được hình thành. Bé sẽ cảm nhận được tiếng nói của mẹ, cảm nhận được những tiếng động từ bên ngoài.
03 năm đầu đời: Đây là giai đoạn bé phát triển cả về cấu trúc não bộ lẫn trí thông minh. Não của bé 2 tuổi tương đương với 3/4 não người lớn. Mặc dù nhiều trẻ chưa biết nói nhưng con đã có thể quan sát và thể hiện nhận thức qua hành động.
Khi con 05 tuổi: Não bộ của con đã có sự hoàn thiện về cấu trúc. Đây là thời điểm thích hợp để con kích thích trí thông minh thông qua trải nghiệm và học tập.
2. Mẹo kích thích trí thông minh cho trẻ mỗi ngày
Kích thích trí thông minh cho bé cần được thể hiện thông qua các hoạt động hàng ngày. Trí thông minh của trẻ được hình thành phần lớn do quá trình trải nghiệm và rèn luyện với tần suất đều đặn cũng như đúng phương pháp.
Một số mẹo kích thích trí thông minh cho con được phụ huynh truyền tai nhau bao gồm:
2.1. Trò chuyện mỗi ngày
Trò chuyện với con là hoạt động bố mẹ có thể thực hiện ngay khi con còn đang trong bụng mẹ. Bố mẹ đừng ngại việc nói chuyện với ‘chiếc bụng' khi không biết sẽ nói gì và trò chuyện với con những gì.
Bố mẹ hãy kể về một ngày của bố mẹ từ khi biết tới sự xuất hiện của con như thế nào. Mẹ đang cảm thấy như thế nào từ khi có em,...Hoặc hỏi bé những câu như “Hôm nay con thấy thế nào?”, “Bé của mẹ có muốn nghe nhạc không?”
Thông thường hành động đạp vào bụng mẹ là cách để bé hồi đáp lại những lời nói của bố mẹ. Bố mẹ có thể trò chuyện với em bé trong bụng bằng cách đọc sách thành tiếng. Các bé trong bụng đã có sự cảm nhận về âm thanh và cũng sẽ nghe những gì mẹ đọc.
Sau khi chào đời, những âm thanh đó sẽ trở nên quen thuộc với bé và con sẽ nhớ nhanh hơn khi được nghe lại những điều mẹ đọc.
2.2. Để con cảm nhận bằng các giác quan
Những trải nghiệm đầu đời là nguyên liệu giúp con hình thành trí tuệ và thế giới quan. Bố mẹ đừng ngại con ốm mà luôn giữ con trong nhà. Hãy cho bé ra ngoài và trải nghiệm đầy đủ các giác quan.
Hãy cho bé đặt chân lên những mặt phẳng có cát, đá, cỏ cây,... để con cảm nhận thiên nhiên và môi trường bao la. Tuy nhiên hãy đảm bảo tất cả các mặt phẳng đều an toàn và không có gì nguy hại đến bé.
Hãy cho bé sờ vào nước, cát để con ghi nhớ. Điều này gợi nên sự tò mò khám phá sau này. Cho bé cảm nhận thế giới xung quanh bằng nhiều giác quan giúp tầm nhìn của con không bị giới hạn mà được lưu giữ các hình ảnh trong não bộ.
2.3. Cho bé học ngoại ngữ
Khi con bắt đầu biết nói, hãy cho bé học ngoại ngữ. Học thêm một ngoại ngữ giúp kích thích sự phát triển của não phải. Con sẽ phải vận dụng bộ não nhiều hơn và đồng thời con sẽ trở nên thông minh hơn.
Ngoài ra việc học ngoại ngữ từ nhỏ trong xã hội hiện nay giúp con không bị tụt hậu và có nhiều cơ hội rộng mở khi lớn lên. Học ngoại ngữ ngay khi còn bé giúp con ghi nhớ ngôn ngữ lâu hơn và không vất vả khi con bắt đầu học ngôn ngữ khác.
Bố mẹ hãy cho bé học các ngôn ngữ thông dụng hiện nay và mở rộng thêm đa ngôn ngữ khi cảm nhận bé yêu thích và có khả năng học ngoại ngữ tốt.
2.4. Đọc sách và nghe nhạc
Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng, âm nhạc đặc biệt là nhạc không lời kích thích trí thông minh rất tốt cho mọi lứa tuổi. Cho bé nghe nhạc khi đang học giúp tăng cường sự tập trung và phát triển khả năng tư duy của não bộ.
Đọc sách là phương pháp phổ biến nhất để kích thích tư duy và trí thông minh. Đọc nhiều sách giúp vốn kiến thức của con được mở mang và không ngại việc tìm tòi những thứ mới mẻ. Để việc đọc sách của con hiệu quả, bố mẹ hãy chọn lọc nội dung sách.
>> Ví dụ, đối với trẻ 5-12 tuổi, bố mẹ có thể tham khảo những loại sách này.
Với các bé nhỏ, sơ sinh bố mẹ nên chọn những cuốn sách nhiều màu sắc, nội dung đơn giản cùng chủ đề thiên nhiên, cuộc sống quanh bé. Khi con biết đọc, hãy cho bé đọc những cuốn sách về khám phá, lịch sử,... để con mở rộng vốn hiểu biết và vốn sống.
2.5. Tăng cường vận động
Mọi sự phát triển về trí tuệ đều dựa trên sự phát triển của thể chất. Để sức khoẻ bé cải thiện, luôn cần bổ sung đầy đủ các dưỡng chất phát triển trí thông minh như: DHA, Omega,...
Ngoài hoạt động học tập, con cũng cần được quan tâm tới các hoạt động thể chất. Hãy cho bé tham gia chơi các môn thể thao phù hợp với lứa tuổi để con phát triển hệ cơ và miễn dịch. Có được miễn dịch tốt, các tế bào thần kinh có cơ hội phát triển toàn diện.
LỜI KẾT
Kích thích trí thông minh cho bé không phải làm điều gì quá khó khăn. Chỉ với 05 gợi ý đơn giản, bé sẽ có môi trường phát triển trí thông minh mỗi ngày. Bố mẹ không nên bỏ qua những cách làm đơn giản mà hiệu quả để tìm kiếm những phương pháp nuôi con thông minh phức tạp và tốn kém.