Làm thế nào để bố mẹ khen và chê con khéo léo?

Kỹ năng khen chê là một nghệ thuật giao tiếp thực thụ, và khen chê con cái cũng vậy. Thế nhưng rất nhiều bố mẹ đã vô tình bỏ qua chúng, hoặc dùng cách dạy cũ của ông bà để “áp” cho con dẫn đến những tổn thương con không đáng có. Vậy làm thế nào để khen và chê con khéo léo nhưng cũng phải hiệu quả? Mời bố mẹ tìm hiểu chi tiết bài viết dưới đây.

Khen và chê con khéo léo - tưởng đơn giản mà khó vô cùng!

Khen và phê bình con: yếu tố không thể thiếu khi nuôi dạy con
Khen và phê bình con: yếu tố không thể thiếu khi nuôi dạy con

Khen - chê và phạt con đóng vai trò rất quan trọng trong việc khích lệ động viên và định hướng lại trẻ sao cho đúng quy củ nề nếp với khuôn khổ gia đình - đạo đức. Khen và chê con khéo léo không chỉ đem đến hiệu quả rất cao trong việc nuôi dạy con mà còn sớm giúp con hình thành nuôi dưỡng nhân cách sống tử tế ngay từ bé.

Đặc biệt là khi chê con, phê bình và phạt con, nếu bố mẹ biết cách phê bình trách phạt phù hợp thì trẻ sẽ rất nhanh chóng sửa sai, hiểu chuyện và phát triển tâm tính tốt. Ngược lại nếu không biết cách chê phạt con đúng cách, rất có thể sinh ra tác dụng giáo dục ngược, thậm chí vô tình “gieo mầm” tâm lý nổi loạn chống đối người lớn của con.

Tuy nhiên trẻ vẫn còn là một trang giấy trắng, bố mẹ cần rất kiên nhẫn, khéo léo và liên tục “học làm cha mẹ” để có thể nuôi dạy con ngoan trưởng thành. Do đó nếu chỉ khen ngợi khuyến khích con mà không có sự nhắc nhở (thậm chí là phê bình, phạt) đúng lúc hoặc ngược lại, trẻ sẽ rất dễ sinh ra tính tự cao tự đại, có xu hướng coi thường người khác, hay dễ bị tổn thương do chịu những lời nhận xét nặng nề, con mất dần niềm tin, tự hạ thấp bản thân và thu mình trước tất cả mọi người.

Vậy phải khen và chê con sao cho hiệu quả?

Khen thưởng con đúng cách

Nằm lòng 5 nguyên tắc “BÀN TAY” khi khen - chê con

5 nguyên tắc bàn tay rất hữu ích trong việc khen - chê con
5 nguyên tắc bàn tay rất hữu ích trong việc khen - chê con

Nguyên tắc 1: Tập trung khen quá trình nỗ lực đi đến kết quả/sản phẩm con làm ra. 

Ví dụ như: “Hôm nay mẹ thấy con rất nỗ lực đấy, con đã xếp sách vở trên bàn học rất gọn gàng, con còn biết phân loại sách nữa, mẹ rất tự hào!” 

Nguyên tắc 2: KHÔNG SO SÁNH

Dù là khen hay chê, bố mẹ bắt buộc phải nhớ không được so sánh con hay chê bai con, nhất là ở nơi đông người bởi nó sẽ hình thành nên tính cách nhút nhát, tự ti hoặc kiêu ngạo của con.

Nguyên tắc 3: “Mượn” cảm xúc để khích lệ con

Thay vì chỉ khen chung chung “con rất giỏi, mẹ rất vui”, mà bố mẹ nên nói rõ cảm xúc của mình, chẳng hạn “Mẹ rất vui và hạnh phúc, mẹ rất tự hào về con!”

Nguyên tắc 4: Khen cả những điều con không để ý

Chẳng hạn hôm nay tự nhiên con chủ động dọn đồ chơi cho em thay mẹ, hoặc tự nhiên giúp mẹ mang bát đũa ra khi đến giờ ăn, mẹ cần lưu ý và khen con ngay lúc đó. 

Nguyên tắc 5: Mượn lời khen của người khác để khen và khích lệ con

Ví dụ như: “Hôm nay mẹ đi chợ mua cá cô Năm con thích đấy, cô ấy bảo mẹ con rất ngoan và lễ phép, còn rất biết quan tâm cô có mệt không đấy!”

Để lời khen thêm hữu hiệu, bố mẹ cũng cần lưu ý:

Khích lệ những nỗ lực của con
Khích lệ những nỗ lực của con

- Khen chính xác và cụ thể điều trẻ làm được.

- Thật sự chân thành khen con và lời khen phải đáng tin cậy, điều cần khen phải khen, không đáng khen không cần phải nói, để tránh trẻ hình thành thói quen qua loa.

- Khen sự chăm chỉ, nỗ lực đạt mục tiêu của con chứ đừng khen con thông minh, tất nhiên bố mẹ vẫn có thể khen con thông minh, nhưng chỉ nên khen ở trong vài trường hợp mà thôi.

- Khen đúng lúc, khi trẻ là được điều đáng khen, hãy khích lệ và khen con ngay lúc đó.

- Khen thái độ của con, nếu con ngoan, tự giác, nghe lời bố mẹ thì không lý do gì bố mẹ không khích lệ con cả.

- Tương tác cảm xúc với con, dùng ánh mắt, miệng cười, cơ mặt vui mừng, ấm áp thể hiện sự thật tâm đánh giá cao con.

- Khen sự kiên trì quyết tâm hoàn thành việc gì đó của con và tỏ rõ sự đồng tình để tạo động lực cho con, điều này sẽ hình thành đức tính kiên trì đáng quý.

- Khen chất lượng, thành quả mà bé bỏ công sức để đạt được chứ không nên khen trẻ sớm đạt kết quả theo kiểu càng nhiều càng tốt.

- Khen sự dũng cảm của con, nhất là những “lần đầu tiên” con dám đối mặt và thử sức, điều này sẽ tiếp thêm sự tự tin cho con..

- Khen sự hợp tác, hoạt động nhóm và giao tiếp nhóm của con, trẻ sẽ được tiếp thêm động lực và sớm làm quen với tập thể.

- Đặc biệt: Không khen con bằng vật chất, khen con về tinh thần sẽ mang lại nhiều giá trị cốt lõi cho nền tảng tính cách của con và cả trong tương lai.

Đấy là những cách để bố mẹ khen và động viên con khi con làm tốt. Vậy nếu con sai, con chưa ý thức được hành động sai của mình, bố mẹ cần chê và phạt con sao cho phải?

3 lưu ý bố mẹ cần nhớ khi chê trách phê bình con

1. Cho con cơ hội được thanh minh, giải thích hành vi phạm lỗi của mình

Cho con cơ hội thanh minh để bố mẹ hiểu con và vấn đề con đang gặp phải hơn
Cho con cơ hội thanh minh để bố mẹ hiểu con và vấn đề con đang gặp phải hơn

Cho trẻ cơ hội được giải thích không chỉ đơn giản là lắng nghe con, mà nó còn đồng nghĩa với việc bố mẹ rất tin tưởng, khách quan và tôn trọng con, chứ không phải nhất nhất phạt con để răn dạy. Bởi trên thực tế có rất nhiều nguyên nhân khiến trẻ phạm phải sai lầm, vừa có chủ quan do con vừa có khách quan yếu tố bên ngoài (thái độ, năng lực của con, động cơ hợp lý nhưng cách làm sai….)

Vì vậy khi trẻ mắc lỗi, trước hết hãy cho trẻ cơ hội được giải thích vì sao con phạm sai lầm. Lắng nghe từ nhiều phía và cả từ con sẽ đem đến góc nhìn khách quan toàn diện hơn. Bố mẹ cũng hiểu vì sao con làm thế, đồng thời khi nhắc nhở trách phạt con con cũng sẽ “phục” hơn, nhanh chóng chấp nhận và sửa lỗi sai của mình.

Bố mẹ tìm hiểu thêm cách dạy trẻ nói lời xin lỗi.

2. Nhận lỗi về bản thân trước trước khi trách phạt con

Vì sao phải tự nhận lỗi về mình? Vì cha mẹ chính là người thầy đầu tiên của con, sai lầm của con ít nhiều cũng có trách nhiệm của bố mẹ. Do đó trước khi phê bình hay trách phạt con, bố mẹ nên tự kiểm điểm bản thân trước.

Chẳng hạn bé hành động sai vì bố mẹ chưa từng dạy trẻ hay hướng dẫn con, bố mẹ chưa dành nhiều thời gian để hiểu tâm trạng của con khiến con phải tự mình làm và làm sai,...

Bằng cách này bản thân bố mẹ sẽ tự điều chỉnh thái độ, cách nói chuyện và tâm lý của mình sao cho phù hợp với con.

3. Chọn đúng nơi đúng thời điểm để phê bình con

Rất nhiều bố mẹ không quan tâm thời gian và địa điểm để phê bình con. Tất nhiên con sai phải nhắc nhở và điều chỉnh ngay, song điều đó không đồng nghĩa với việc bố mẹ có thể trách mắng con ở nơi đông người, hay đang ăn cơm, trước mặt bạn của con, ngay tại cổng trường,...

Hành động tai hại này của bố mẹ để lại rất nhiều hệ quả khó lường cho con: tâm lý bị ảnh hưởng nặng nề, hình thành suy nghĩ tiêu cực, trẻ lười ăn, chán ăn bỏ bữa, ngại tiếp xúc với mọi người kể cả bố mẹ, tâm lý tự ti, xấu hổ, bị xúc phạm không được tôn trọng, lâu dài trẻ có tâm lý chống đối, nói dối, và còn rất nhiều hệ quả khác.

Vậy nên bố mẹ muốn phê bình con để con nghe lời, nhất định phải tránh những trường hợp trên. Đồng thời phải dùng một thái độ ôn hòa, bình tĩnh nhất có thể, tránh quát mắng giận dữ hay đánh con.

Ngoài việc chỉ dạy con để con hiểu, bố mẹ cũng có thể áp dụng kèm một vài hình phạt nhỏ để răn đe con.

4. Một số cách để phạt răn đe con tại nhà

- Quay mặt vào tường

- Yêu cầu trẻ luyện chữ

- Yêu cầu trẻ bù đắp (chẳng hạn con làm bẩn nhà thì yêu cầu trẻ phải lau dọn)

- Cắt bớt quyền lợi của con (không được phép đến nhà bạn, không cho chơi game…)

- Làm việc nhà nhiều hơn một chút

- Giảm thân thiết với con (tạm thời ngừng nói chuyện với con, không ôm con…)

- Nhất quán trong cách dạy con để dù là ông bà hay bố mẹ cách giáo dục thống nhất mới đem lại hiệu quả

- Ra quy ước thống nhất trong nhà, cả nhà cần tuân thủ theo, và phải có hình phạt thích đáng phù hợp nếu vi phạm quy ước.

Như vậy BingGo Leaders đã cùng bố mẹ học cách khen và chê con khéo léo mà vẫn đạt hiệu quả răn dạy con mong muốn. Chúc bố mẹ thành công!

Khoá học tại BingGo Leaders

BingGo Leaders có gì?

KHÓA HỌC KINDERGARTEN

(3 - 5 tuổi)

  • 100% Giáo viên nước ngoài có chứng chỉ giảng dạy kết hợp trợ giảng Việt Nam
  • Giáo trình: Cambridge
  • Tạo môi trường "tắm" ngôn ngữ tiếng Anh ban đầu cho trẻ, không áp lực bài tập.
  • Khơi dậy niềm đam mê với ngôn ngữ mới
  • Làm quen với ngôn ngữ, học chữ cái và phát âm cơ bản

XEM CHI TIẾT

KHÓA HỌC STARTERS

(6 - 7 tuổi)

  • 50% Giáo viên nước ngoài - 50% giáo viên Việt Nam
  • Giáo trình: Cambridge kết hợp SGK
  • Phát triển từ vựng với các chủ đề xoay quanh cuộc sống của con
  • Rèn sự tự tin trong giao tiếp hàng ngày
  • Thành thạo ngữ pháp trình độ Starters khung tham chiếu Châu Âu

XEM CHI TIẾT

KHÓA HỌC MOVERS

(8 - 9 tuổi)

  • 50% Giáo viên nước ngoài - 50% giáo viên Việt Nam
  • Giáo trình: Cambridge kết hợp SGK
  • Mở rộng vốn từ vựng thuộc những đề tài thuộc nhiều đề tài hơn ở giai đoạn trước.
  • Phát triển đồng bộ 4 kỹ năng Nghe - Nói - Đọc - Viết
  • Tăng cường tối đa kỹ năng giao tiếp, rèn luyện thuyết trình bằng tiếng Anh"

XEM CHI TIẾT

KHÓA HỌC FLYERS

(10 - 13 tuổi)

  • 50% Giáo viên nước ngoài - 50% giáo viên Việt Nam
  • Giáo trình: Cambridge kết hợp SGK
  • Bộ từ vựng nâng cao và đa dạng hơn cả về số lượng và chủ đề
  • Các bài tập dạng câu hỏi mở ở phần thi 4 kỹ năng Nghe, Nói, Đọc và Viết theo khung Cambridge
  • Bứt phá tiếng Anh, thành thạo giao tiếp, tự tin thuyết trình trước lớp"

XEM CHI TIẾT

NHẬN TƯ VẤN MIỄN PHÍ

(Đặc biệt TRẢI NGHIỆM HỌC THỬ MIỄN PHÍ tại cơ sở)