Trẻ hay trì hoãn đôi khi có rất nhiều nguyên nhân khác nhau. Vậy bố mẹ nên xử lý thế nào nếu như bé mắc phải tình trạng này? Cùng BingGo Leaders tìm hiểu nhé!
I/ Tại sao trẻ hay trì hoãn công việc?
Có một số nguyên nhân khiến trẻ hay trì hoãn mọi việc mà bé cần phải làm. Trong đó có một số nguyên nhân phổ biến như:
a/ Con không biết cách làm
Trẻ hay trì hoãn các công việc như; làm việc nhà, học bài… đôi khi xuất phát từ lý do các con không biết cách làm. Khi bé không biết làm một việc gì đó, các con thường khá ngại ngần trong việc tìm kiếm sự trợ giúp tới từ bố mẹ, thầy cô.
Chính vì thế nên tính hay trì hoãn lẩn tránh mọi thứ bắt đầu nhen nhóm xảy ra trong tâm trí các con.
b/ Bé quá ỷ lại vào bố mẹ
Nguyên nhân tiếp theo khiến trẻ hay trì hoãn đó là việc quá ỷ lại vào bố mẹ. Nhiều bạn nhỏ nghĩ rằng, bố mẹ có thể làm hộ mình được.
Vì thế, bé sẽ nảy sinh thói quen thích nhờ vả người khác và không học được các kỹ năng sống cần thiết để có thể tự mình thích nghi với các môi trường mới xung quanh. Và nếu như các bố mẹ yêu cầu bé phải đứng dạy làm việc, các con sẽ có những phản ứng thái quá như: la khóc, ném đồ đạc đi lung tung….
c/ Bé sợ mình làm sai
Đôi khi, việc trẻ hay trì hoãn có thể đến từ tâm lý bé sợ sai. Nhiều bạn nhỏ đã có ý thức làm mọi việc một cách hoàn hảo, chỉn chu nhất có thể. Do đó, trong trường hợp con phải làm những việc mà bé không giỏi.
Các bạn nhỏ sẽ có những lo sợ nhất định rằng mình không thể làm tốt và sợ bị khiển trách. Từ đó, trẻ sẽ lại càng trì hoãn và không muốn làm hơn.
d/ Bé bị mất tập trung
Trẻ hay trì hoãn nhiều khi cũng đến từ việc bé thường bị mất tập trung. Tâm lý trẻ em thường bị thu hút bởi những điều thú vị hơn. Ví dụ: Thay vì làm bài tập về nhà để chuẩn bị cho buổi học tiếp theo, con có thể ngồi chơi game, xem ti vi…
Những điều này sẽ tốn rất nhiều quãng thời gian của bé. Về lâu dài, các con sẽ hình thành nên thói quen trì hoãn, không biết được đâu mới là thứ tự ưu tiên để có thể giải quyết trước.
II/ Làm thế nào để giải quyết việc trẻ hay trì hoãn?
Để có thể giúp giải quyết việc trẻ hay trì hoãn, các bố mẹ có thể áp dụng một số phương pháp như sau:
a/ Chia nhỏ các nhiệm vụ mà bé cần làm
Một công việc lớn có thể khiến các con cảm thấy choáng ngợp. Chính vì thế, bố mẹ hãy thử chia nhỏ các nhiệm vụ ra để cho con có thể làm. Trong những nhiệm vụ này, hãy xen kẽ một số quãng thời gian nghỉ giải lao để các con có thể dễ dàng hoàn thành hơn.
Bên cạnh đó, các bố mẹ cũng nên làm cùng con để giúp bé hiểu rõ hơn về cách thức làm việc. Ví dụ: Nếu như muốn bé cùng vào bếp nấu cơm, bố mẹ hãy chỉ cho bé những bước làm từ nhẹ nhàng đơn giản nhất để bé có thể bắt đầu làm.
Khi đã nhìn thấy được thành quả do chính tay mình làm ra, bé sẽ có thể tự tin làm được nhiều việc hơn.
b/ Bỏ hết các yếu tố khiến con mất tập trung
Môi trường xung quanh cũng rất quan trọng để giúp giải quyết tận gốc vấn đề trẻ hay trì hoãn. Bố mẹ tuyệt đối không được để các món đồ công nghệ, đồ chơi mà bé thích ở gần con. Hãy để cho con có không gian thoáng nhất có thể.
Đặc biệt, sự yên tĩnh cũng là yếu tố rất quan trọng. Hãy để mắt tới các thành viên khác trong gia đình bởi vì chúng có thể gây ra sự phiền hà cho công việc của các con.
Làm thế nào để giải quyết việc trẻ hay trì hoãn?
c/ Để bé biết hậu quả mình phải nhận
Nếu như trẻ hay trì hoãn, liên tục từ chối hoàn thành nhiệm vụ của mình. Các bố mẹ hãy cho con thấy được hậu quả mà mình phải nhận lấy.
Ví dụ: Khi bé không chịu làm bài tập về nhà mà liên tục ngồi chơi, các bố mẹ tuyệt đối không được làm bài giúp con. Hãy để cho bé bị các thầy cô ở trường khiển trách vì không hoàn thành nhiệm vụ ….
d/ Có sự tán thưởng xứng đáng
Để giải quyết việc trẻ hay trì hoãn, bố mẹ có thể tạo thêm động lực cho bé bằng những phần thưởng nhất định khi bé hoàn thành việc gì đó. Trước hết, các bố mẹ hãy đặt ra những mục tiêu rõ ràng, thực tế cho bé.
Nhờ việc đặt được mục tiêu rõ ràng, bố mẹ sẽ theo dõi được quá trình tiến bộ của trẻ. Khi bé đạt được những mục tiêu nhất định, bố mẹ hãy trao cho bé một phần thưởng nhất định.
Tuy nhiên, bố mẹ cần chú ý việc thưởng cho con. Các bố mẹ đừng biến nó thành cách thức để hối lộ bé. Một khi con đã đạt được những gì mình muốn, bé sẽ không tiếp tục làm nữa.
Lời kết
Trẻ hay trì hoãn là một trạng thái tâm lý khá nguy hiểm nếu như để lâu dài. Hy vọng rằng, bài viết trên sẽ giúp các bậc làm cha mẹ có thêm được những phương pháp dạy con tốt nhất
Nguồn tham khảo: vnexpress.net, cth.edu