Hiện tượng trẻ giận dữ hay nói cách khác là ăn vạ luôn khiến phụ huynh lâm vào tình thế khó xử. Giận dữ là biểu hiện phát triển tâm lý hoàn toàn bình thường của trẻ nhưng nếu không can thiệp sớm, con sẽ trở nên lì lợm và không nghe lời.
Tìm hiểu và phân tích kỹ hơn về hiện tượng trẻ giận dữ qua bài viết của BingGo Leaders nhé!
1. Vì sao con giận dữ
Bất kỳ đứa trẻ nào khi đến một thời điểm nhất định sẽ có những biểu hiện như la, hét, ăn vạ, ném đồ,... Đó là những dấu hiệu của việc con đang tức giận và phổ biến nhất trong độ tuổi từ 2 đến 5 tuổi.
Một số lý do khiến trẻ giận dữ đó là:
Con bước vào giai đoạn khủng hoảng
Từ khi con sinh ra cho đến 5 năm đầu đời, bé luôn phải trải qua những giai đoạn khủng hoảng về tâm lý. Bình thường bé rất ngoan, không quấy khóc nhưng đến một ngày bất chợt con la hét, khóc không ngừng. Đó là biểu hiện của khủng hoảng.
Bố mẹ ngày nay có thể tìm hiểu và dự đoán tuần khủng hoảng của con dựa vào các cơ sở khoa học để chuẩn bị trước về tâm lý khi con khủng hoảng.
Con cảm thấy khó chịu trong người
Ngay khi con đã biết nói thì việc tức giận vẫn diễn ra nếu con cảm thấy khó chịu trong người. Con đói, con không muốn ở trong nhà, con đòi đồ chơi,... đều có thể là những nguyên do khiến con khó chịu và trở nên giận dữ.
Con muốn bố mẹ chú ý
Hồi nhỏ con luôn được bố mẹ chăm sóc thường xuyên. Lớn hơn một chút con đi mẫu giáo và bố mẹ có ít thời gian kề cạnh con hơn. Hơn nữa đến trên 2 tuổi, con bước vào giai đoạn tâm lý khủng hoảng và có nhiều thay đổi.
Con luôn muốn mình được ba mẹ chú ý và quan tâm. Vì vậy trong nhiều trường hợp bé luôn cố tình tạo ra những cơn giận dữ để được bố mẹ để ý tới.
Hoặc đôi khi bé phải chơi một mình, người lớn ai cũng đều có công việc riêng. Khi cần người chơi cùng, bé sẽ làm mọi cách bao gồm khóc và la hét để mọi người lại gần với con.
Con muốn có thứ mình thích
Trong những lần đi siêu thị với bố mẹ con bị thu hút bởi những món đồ độc lạ. Bé sẽ rất muốn sở hữu món đồ đó nhưng không được bố mẹ cho phép mua. Bé sẽ bắt đầu ăn vạ và thể hiện cơn giận dữ không ngừng.
Trong nhiều trường hợp, bé bắt gặp các bạn đang sở hữu món đồ chơi mà con thích. Bé sẽ đòi bằng được và khi không thành công, con cũng sẽ ăn vạ.
Con bị mắng
Đây có lẽ là phản ứng thường thấy nhất mỗi khi trẻ bị bố mẹ la vì nghịch ngợm hay không chịu nghe lời. Con sẽ khóc, la hét để phản đối lại lời mắng của bố mẹ.
Các bé rất sợ to tiếng và các con chưa thể nhận thức hết được điều mình làm không đúng. Do đó trẻ sẽ thể hiện cơn giận dữ để phản ánh lại.
2. Biểu hiện con giận dữ
Cơn giận dữ của trẻ có thể diễn ra bất chợt. Tuy vậy vẫn có những dấu hiệu giúp xác định cơn giận dữ của bé. Dựa vào những dấu hiệu này, bố mẹ sẽ đoán trước được bé muốn gì và chuẩn bị tâm lý để giúp con bình tĩnh hơn.
La hét
100% các bé khi tức giận sẽ có hiểu hiện la hét. Con sẽ la rất to để mọi người chú ý. Đôi khi ở những nơi công cộng, con la hét quá to sẽ gây ảnh hưởng tới những người xung quanh và bố mẹ trở nên khó xử.
Khóc
Ngoài la hét thì khóc là vũ khí vô cùng lợi hại của các bé. Tâm lý của bé có thể thay đổi rất nhanh. Khi vừa tươi cười nhưng gặp chuyện khó chịu, con sẽ khóc được ngay.
Khóc là biểu hiện tâm lý bình thường ở trẻ em nhưng nếu trẻ khóc quá 15 phút, bố mẹ nên thận trọng. Có thể bé đang gặp vấn đề nghiêm trọng hơn là sự giận dữ bình thường.
Ngồi bệt xuống đất
Biểu hiện mà tất cả phụ huynh đều ‘sợ’ nhất đó là việc bé đang đi nhưng tức giận và ngồi bệt hẳn xuống. Ngoài ra con còn bịt tai biểu thị con không muốn nghe và liên tục di chân xuống sàn.
Hành động này của bé biểu thị con đang rất khó chịu, con muốn bố mẹ cho con thứ con thích ngay lập tức. Nếu lúc này bố mẹ la mắng, bé sẽ càng lì lợm và bướng bỉnh không chịu đứng dậy.
Con ném phá đồ đạc
Các gia đình có con nhỏ đã quá quen với việc đồ đạc trong nhà bị các bé ném và vứt ở mỗi góc một ít. Khi tức giận, bé sẽ càng ném đồ nhiều hơn.
Hành động ném đồ biểu thị con không đồng ý với bố mẹ và đang xả cơn giận bằng việc phá đồ. Bố mẹ nên lưu ý tránh để những vật nguy hiểm ở khu vực của con để tránh gây ra tai nạn không đáng có.
Con đánh người khác
Đây cũng là biểu hiện phổ biến của các bé khi có sự giận dữ ở mức nhẹ hơn. Con không khóc, không la hét quá nhiều nhưng sẽ dùng tay đánh bạn hoặc phản đối lại bố mẹ.
Hành động này thể hiện sự lì lợm của con và đó là phản xạ khi con chưa hiểu được mình không nên làm như vậy. Bố mẹ nên có sự nghiêm khắc để bé biết hành động như vậy là sai.
3. Vì sao bé nên kiểm soát cơn giận dữ
Dù biết giận dữ là biểu hiện bình thường của trẻ nhưng bố mẹ nên quan tâm tới việc dạy con cách kiềm chế cảm xúc đặc biệt là cơn giận dữ của mình. Điều đó sẽ tốt hơn đối với sự phát triển tâm lý và những ký ức tuổi thơ của bé.
Bé không bị ảnh hưởng sức khoẻ
Việc con la hét, khóc khi tức giận cũng sẽ ảnh hưởng tới sức khoẻ của bé. Bé sẽ bị mệt và cổ họng bị ảnh hưởng vì con la hét quá lớn.
Nhiều bé khóc lóc và la hét đến mức khản cổ. Điều này khiến bố mẹ lại thêm lo lắng cho sức khoẻ của con. Dạy con kiềm chế giúp bé không la hét quá nhiều để ảnh hưởng tới sức khoẻ.
Bố mẹ có thể ngăn việc bắt đầu la hét và khóc của bé để con không biểu hiện quá nhiều.
Bé biết điểm dừng và giới hạn
Việc kiểm soát cơn giận dữ giúp bé biết khi nào là giới hạn và cần phải dừng lại ngay. Con không thể cứ tiếp tục đòi, la hét như vậy để đạt được thứ mình muốn.
Khi biết được điểm dừng, con sẽ quên ngay việc mình đòi và phải tuân theo lời nói của bố mẹ. Bé sẽ tạm quên và lần sau khi gặp món đồ tương tự hoặc thấy khó chịu trong người con sẽ phải làm cách khác để báo hiệu hơn là tức giận.
Bố mẹ sẽ bớt khó xử
Rất nhiều trường hợp bé la hét, quấy khóc và ăn vạ ở những nơi đông người. Bố mẹ sẽ rất khó xử nếu con cứ mè nheo như vậy trong khi bố mẹ còn rất nhiều việc phải làm.
Bé khi biết kiềm chế cảm xúc hơn sẽ ít quấy khóc khi ra ngoài và sẽ không dám quấy khi bố mẹ đã ra hiệu lệnh. Ở những nơi công cộng, bé sẽ biết nhẹ nhàng và bình tĩnh hơn.
Con trở nên hiểu chuyện hơn
Việc bé giận dữ là để đạt được điều mình muốn nhưng đôi khi người lớn không thể đáp ứng được ngay cho con. Bố mẹ sẽ mua và đáp ứng những nhu cầu hợp lý đối với bé.
Nếu khi con đã quá nhiều đồ chơi rồi mà con còn đòi nữa thì chắc chắn bố mẹ sẽ không chiều. Khi con biết kiềm chế, con sẽ hiểu vì sao bố mẹ làm như vậy và bé sẽ hiểu chuyện hơn.
Con có tâm lý tích cực hơn
Tức giận là nguồn cơn của những điều tiêu cực và bố mẹ hoàn toàn không muốn điều đó. Khi bé áp dụng cách giận dữ, con sẽ tiếp tục lặp đi lặp lại nhiều lần.
Những hành động tiêu cực của bé không chỉ khiến bố mẹ mệt mỏi và ngay cả bé cũng cảm thấy nặng nề. Việc giúp con kiểm soát tâm lý sẽ giúp con biết cách giải quyết mọi vấn đề trên phương diện tích cực và ‘ít nước mắt' hơn.
4. Cách dạy trẻ giận dữ kiểm soát bản thân
Khi bé giận dữ, bố mẹ cần làm gì? Hãy áp dụng ngay những gợi ý sau để giúp bé trở nên điềm tĩnh hơn trước mọi hoàn cảnh. Bé quên đi cơn giận dữ và vui vẻ trở lại nhé.
Bố mẹ không quát mắng bé
Khi trẻ đang trong cơn giận dữ, bố mẹ càng quát bé sẽ càng la hét và ăn vạ nhiều hơn. Đó là biểu hiện của sự chống đối và không hợp tác ở con.
Khi bé bắt đầu giận dữ, bố mẹ hãy bình tĩnh và không quát mắng con. Bố mẹ nên nói từ từ, nhẹ nhàng để trấn an bé hoặc để bé ở một mình cho đến khi con tĩnh tâm lại.
Hãy lờ bé đi
Nếu bé tỏ thái độ tức giận, ăn vạ khi đang cùng bố mẹ ở ngoài đường, bố mẹ hãy giả vờ lờ đi như đang không quan tâm. Bố mẹ chỉ giả vờ chứ không để bé một mình hoàn toàn.
Việc này giúp con nhận ra rằng việc mình la hét sẽ không khiến bố mẹ làm theo những gì con muốn. Nếu con cứ tiếp tục ăn vạ, bố mẹ sẽ đi mất và con sợ điều đó.
Đánh lạc hướng
Các bé sẽ rất dễ bị thu hút bởi những cái mới. Khi con tức giận, bố mẹ hãy tìm cách đánh lạc hướng tâm lý của bé bằng những câu hỏi.
Những câu hỏi này sẽ hỏi bé về những sự vật xung quanh, tránh hỏi và nhắc tới điều mà con đang đòi hay việc con đang ăn vạ. Khi bị hỏi, bé sẽ bị phân tán và con sẽ ngừng khóc cũng như phải suy nghĩ về câu hỏi của bố mẹ.
An ủi bé
Sau khi con đã qua cơn tức giận và vui vẻ trở lại, bố mẹ hãy vô về và an ủi con. Bố mẹ hãy nói cho con vì sao con không nên làm như vậy. Các bé khi đã bình tĩnh sẽ chịu nghe lời hơn và dễ dàng hiểu điều ba mẹ muốn nói hơn.
Không chiều hư con
Một số gia đình không để ý và nghĩ rằng việc chiều con nhỏ là hết sức bình thường. Tuy nhiên các bé cũng đã có nhận thức từ sớm và việc chiều chuộng quá mức sẽ trở thành thói quen.
Khi không được đáp ứng nhu cầu bé sẽ phản ứng lại bằng việc tức giận và sẽ khó sửa khi con lớn lên. Việc thường xuyên tức giận sẽ hình thành tính nóng nảy, bộc trực của bé khi trưởng thành.
LỜI KẾT
Trẻ giận dữ không phải là chuyện hiếm trong mỗi gia đình. Bố mẹ nên tìm cách để con học cách tự làm chủ bản thân. Những hành vi và trạng thái tiêu cực sẽ khiến bé trở nên cục cằn và tính cách nóng nảy khó có thể thay đổi. Điều đó rất ảnh hưởng tới cuộc sống của con sau này.
>> Bố mẹ tham khảo thêm cách dạy trẻ bướng bỉnh.