Dạy con tư duy tài chính, thói quen tiết kiệm ngay từ nhỏ là bước đệm giúp con thành công trong tương lai. Trẻ em cũng có thể hiểu về tài chính bằng những cách tiếp cận đơn giản mà bố mẹ bào cũng có thể áp dụng.
1. Vai trò của việc rèn luyện thói quen tiết kiệm
Tiết kiệm là đức tính cần có để con đạt được thành công sau này. Khi biết tiết kiệm, con có thể tích lũy đủ tài nguyên cả vật chất và tinh thần làm bàn đập cho các dự định trong tương lai.
Thói quen tiết kiệm giúp con hình thành tư duy tích luỹ, tránh lãng phí và vung tay quá trớn. Con sẽ cảm nhận được giá trị của sức lao động, con biết trân trọng và nâng niu những thứ mình có.
Tiết kiệm là nét tính cách mang ý nghĩa tích cực, khác với tằn tiện. Tằn tiện là việc chi li từng đồng, chắt bóp một cách thái quá khiến bản thân không thể phát triển và có tâm lý tiêu cực. Phụ huynh hãy phân tích và định hướng con tiết kiệm đúng hơn là tằn tiện.
2. Rèn luyện thói quen tiết kiệm cho trẻ
Trẻ em sẽ chưa thực sự hiểu thế nào là tiết kiệm nếu chỉ được nghe. Cách hiệu quả nhất để hướng dẫn cho bé thói quen tiết kiệm là từ những hành động thường ngày.
Dạy bé tiết kiệm trong gia đình
Để có cuộc sống thoải mái, bố mẹ cũng đã tiết kiệm từ những điều nhỏ trong cuộc sống hàng ngày. Bố mẹ hãy hướng dẫn con cách tiết kiệm nước, điện, ga,... các nguyên liệu trong nhà.
Hãy nói cho bé hiểu rằng đây là những nguồn tài nguyên có ích cho môi trường của Trái Đất nhưng con đường đang sử dụng lãng phí. Nếu cứ mãi lãng phí, tương lai chúng ta sẽ không có đủ nguyên liệu để dùng.
Hãy tập cho bé thói quen dùng nước tiết kiệm, mở vòi sen nhỏ lại, tắt các thiết bị điện khi con đi ra khỏi phòng, tận dụng mặt sau của các tờ giấy để làm giấy nháp,...
Bố mẹ hãy nói cho con biết rằng việc tiết kiệm này không chỉ giúp tiết kiệm tiền sinh hoạt hàng tháng mà còn giúp môi trường ít bị huỷ hoại hơn. Phụ huynh có thể khuyến khích bé tự mình trải nghiệm và trân trọng hơn sự tiết kiệm bằng việc cam kết.
Đầu tháng, bố mẹ hãy đưa ra mục tiêu tiết kiệm. Hãy cam kết nếu cuối tháng bé đạt được mục tiêu thì số tiền bé dành dụm được từ việc tiết kiệm đó sẽ được chuyển thành một món quà mà bé thích.
Cách này giúp con có được động lực để tiết kiệm và hiểu được việc tiết kiệm sẽ giúp mình có thêm những giá trị khác nữa.
Dạy bé cách quản lý tiền bạc
Nghe qua tưởng chừng khá to tát nhưng dạy trẻ tư duy tiền bạc từ sớm giúp bé có những bài học tiết kiệm. Khi lớn lên con sẽ sử dụng đồ tiền hợp lý và không tiêu xài phung phí vào những việc không có mục đích rõ ràng.
Cách phổ biến để dạy trẻ quản lý tiền bạc đó là phương pháp chia nhỏ khoản tiền. Bố mẹ hãy đổi thật nhiều tiền lẻ để dễ chia nhỏ, chuẩn bị ít nhất 4 lọ nhỏ hoặc 4 chú lợn đất. Với mỗi chú lợn đất, bố mẹ hãy đặt tên cho chúng: Đồ dùng học tập - Quần áo - Tích luỹ - Đồ chơi.
Bố mẹ hãy cho bé một khoản tiền dùng để tiêu dùng những nhu cầu thiết yếu trên cho cả tháng. Với số tiền nhận được từ bố mẹ, bé sẽ cần phân chia số tiền đó vào từng mục đích sao cho không được quá số tiền quy định.
Khi bé phân chia số tiền, con sẽ cần ước lượng số tiền sẽ chi cho từng nhu cầu là bao nhiêu. Cách này giúp con học cách tự tính toán chi tiêu và kiểm soát nhu cầu cá nhân.
Sau khi chia tiền xong, bố mẹ sẽ đưa ra luật: Con sẽ chỉ chi tiêu trong phạm vi số tiền có trong từng chiếc lọ/heo đất. Nếu con chi tiêu nhiều hơn thì sẽ cần tính toán làm sao để luân chuyển số tiền ở các lọ một cách hợp lý.
Bố mẹ nên lưu ý thêm đó là dù con có chi tiêu các khoản khác như thế nào thì cuối tháng con cũng sẽ còn tiền trong lọ Tích Luỹ. Nếu cuối tháng con còn tiền thừa từ các lọ thì đây chính là số tiền con tiết kiệm được trong tháng.
Bố mẹ làm gương cho con
Bố mẹ chính là những người làm gương cho con về việc tiết kiệm. Trẻ em có xu hướng quan sát và bắt chước các hành động hay tính cách của bố mẹ. Để con cảm nhận được lợi ích của thói quen tiết kiệm, bố mẹ hãy là người tiết kiệm.
Nếu dạy con tiết kiệm mà đôi khi bố mẹ có chút tiêu xài nhiều hơn hoặc quên tắt công tắc điện khi ra khỏi phòng, bé cũng sẽ không làm theo. Hãy gợi ý rằng con hãy giúp bố mẹ bằng cách khi nào bố mẹ quên, con sẽ là người nhắc.
Khi bé có hành động nhắc nhở, bố mẹ hãy dành cho bé lời cảm ơn. Từ đó con sẽ cảm thấy việc mình làm là có ích và tự hào khi mình là một người tiết kiệm.
LỜI KẾT
Thói quen tiết kiệm không đâu xa khi hình thành từ chính cuộc sống hàng ngày của các con. Tiết kiệm là đức tính của người thành công, giúp con vun trồng đủ mọi điều kiện để thực hiện những dự định lớn. Các bé có thói quen tiết kiệm có xu hướng trưởng thành hơn các bạn.