Phân biệt tính từ đuôi ed và đuôi ing là một trong những chủ điểm so sánh gây nản với nhiều người. Phần kiến thức này nếu nắm không chắc thì khi dùng sai rất khó để tự phát hiện, vì trong rất nhiều ngữ cảnh, dù bạn dùng tính từ đuôi ed hay đuôi ing thì ngữ pháp vẫn cho phép nhưng ý nghĩa lại khác xa nhau.
Nhiều người còn không nhận ra sự khác biệt nghĩa gây hiểu lầm, có vẻ để nắm chắc được thì tốn kha khá công sức bạn nhỉ. Vậy thì sao không thử tham khảo bài viết giúp phân biệt tính từ đuôi ed và đuôi ing một cách triệt để mà chỉ mất vài phút ngay sau đây?
1. Một vài lưu ý khi phân biệt tính từ đuôi ed và đuôi ing
1.1. Tránh nhầm lẫn giữa động từ và tính từ
Rất nhiều bạn nhầm lẫn hậu tố ed và ing của tính từ với dạng V-ed và V-ing của động từ. Thậm chí còn quen đọc là “chia ed và ing cho tính từ”, như vậy sẽ dễ gây hiểu lầm cho chính bạn khi tiếp xúc với các kiến thức phức tạp hơn về sau.
Ex: Learning a difficult language makes me excited. (Việc học ngoại ngữ mới khiến cho tôi hào hứng). Nếu như bạn học một cách công thức rằng sau “make” thì động từ ở dạng nguyên mẫu và dùng “excite” thì bạn đã mắc bẫy đề thi rồi đấy.
Trường hợp như ví dụ trên, chúng ta cần tính từ đuôi ed, không phải đuôi ing, và rõ ràng là càng không phải là dạng động từ. Một vài trường hợp nên bình tĩnh xác định trước khi vội vàng lựa chọn tính từ đuôi ed hay đuôi ing. Ví dụ, trong những câu bị động, trong ngữ pháp rút gọn mệnh đề tính ngữ, cấu trúc nhất định, v.v.
1.2. Hãy chú ý đến ngữ cảnh
Như đã đề cập, một số trường hợp bạn dễ nhận ra sai rành rành nếu dùng nhầm dạng đuôi. Nhưng cũng có khi dù cho dùng tính từ đuôi ed hay đuôi ing thì cũng đều đúng ngữ pháp nên không nhận ra lỗi trong khi truyền tải sai ý. Thậm chí nhiều người còn dùng nhầm sang động từ mà chẳng hay biết, vậy nên ngữ cảnh là rất quan trọng.
Cần cẩn trọng với việc học máy móc, ví dụ “Tính từ đuôi ed thường áp dụng cho vật và tính từ đuôi ing là cho người”, đây chính là một trong những cách hiểu cứng nhắc điển hình.
Ex1: Mary is an interesting girl. (Mary là một cô gái thú vị với nhiều người, có thể cô ấy có cách ăn nói thông minh, hoạt bát, v.v.)
Ex2: Is he interested in learning English? (Anh ta có hứng thú với việc học tiếng Anh không?)
Qua hai ví dụ trên thì rõ ràng chủ ngữ là người vẫn có thể được bổ nghĩa bởi tính từ đuôi ed chứ không chỉ là đuôi ing.
Bên cạnh đó, có muôn hình vạn trạng tình huống khi giao tiếp, bạn nên tập làm quen trước với vài tính từ đuôi ed và đuôi ing thường gặp như trong ảnh minh hoạ.
2. Phân biệt tính từ đuôi ed và đuôi ing nhanh chóng
2.1. Tính từ đuôi ed
Phân biệt tính từ đuôi ed và đuôi ing sẽ dễ dàng hơn nếu như bạn nắm được cách dùng quen thuộc của từng dạng. Đặc biệt là hiểu được bản chất, chúng ta bắt đầu với tính từ đuôi ed ngay sau đây.
Tính từ đuôi ed thường dùng để diễn tả trạng thái, cảm nhận của một người về người/ vật nào khác. Chẳng hạn như trong các bài phỏng vấn, thì tính từ này sẽ trả lời được các câu hỏi như “cảm thấy thế nào về”, “nhận xét về”, “suy nghĩ cá nhân về”
Ex: Was they bored by the film? (Liệu họ có thấy chán vì bộ phim không nhỉ?)
Tính từ dạng đuôi ed thường hay nằm trong cấu trúc “Make + SB + Adjective”
Ex: The working environment makes me very excited. (Môi trường làm việc khiến tôi cảm thấy vô cùng hào hứng).
2.2. Tính từ đuôi ing
Các tính từ đuôi ing sẽ bổ nghĩa cho chủ ngữ mang tính chất như tính từ gốc miêu tả, giống như bản chất ngát hương của đóa hoa vậy.
Vậy nên “Trách nhiệm” là một từ khoá có thể xem như mẹo cho bạn khi lưỡng lự có nên chọn tính từ đuôi ing hay không, bạn hãy thử để ý người nói, viết xem liệu họ muốn nhấn mạnh cảm xúc của mình hay là giới thiệu, miêu tả, chỉ điểm tính chất, của người/ vật khác mà khi này người/ vật đó chịu trách nhiệm tạo ra đặc tính.
Với hầu hết câu có tính từ đuôi ing thì thường là câu chủ động, không xuất hiện tân ngữ, giống dạng tiếp diễn, nhân đây nếu bạn cần ôn lại cách sử dụng và công thức của thì hiện tại hoàn thành tiếp diễn.
Ex1: John's final results has been somewhat disappointing.
Ngoài ra, tính từ đuôi ing cũng thường hay nằm trong cấu trúc “Find + It + Adjective + to V”. “It” lúc này đóng vai trò như một tân ngữ giả, nhưng tân ngữ này lại chính là chủ thể của tính từ đi sau.
Ex: I find it boring to play this game. (Tôi thấy game này chán, ý nhấn mạnh đến tính chất của game là chán).
3. Lời kết
Liệu qua bài chia sẻ cách phân biệt tính từ đuôi ed và đuôi ing này đã giúp bạn cảm thấy việc học tiếng Anh có so sánh thú vị chưa nào? Nếu còn muốn tiếp tục thử sức với chủ đề phân biệt, đối chiếu các trường hợp dễ nhầm lẫn khác trong tiếng Anh ví dụ như cách sử dụng May/Might.