Những điều không nên ép con làm sau đây nên được các bố mẹ chú ý. Thay vì yêu cầu con làm, hãy giải thích cho bé những lợi ích mà con sẽ đạt được.
Trong quá trình nuôi dạy con cái, có những điều không nên ép con làm khi bé chưa đủ tuổi. Bố mẹ hãy cho các con có thời gian để bé phát triển một cách tự nhiên nhất thay vì thúc ép trẻ. Cụ thể:
I/ Ép buộc con ngủ riêng
Rất nhiều bố mẹ cho rằng, nên để con ngủ riêng càng sớm càng tốt. Điều này sẽ giúp các bạn nhỏ có thể rèn luyện được sự tự lập từ sớm. Tuy nhiên ép con ngủ không hề tốt, thậm chí còn là một trong những điều không nên ép con nhất.
Trên thực tế, chưa có những nghiên cứu chính quy nào cho thấy trẻ em có thể tự lập tốt hơn nếu như được ngủ riêng. Việc các bố mẹ ép con phải ngủ một mình sẽ dẫn đến việc các con cảm thấy sợ hãi, muốn bám lấy bố mẹ nhiều hơn.
Vậy bố mẹ nên để con ngủ riêng vào lúc nào? Thời điểm để bé ngủ riêng phụ thuộc khá lớn vào tiến trình phát triển thể chất và tâm lý của các bạn nhỏ. Do đó, bố mẹ không thể ép bé ngủ riêng ngay từ khi bé đang ở giai đoạn trước 6 tuổi được. Đó sẽ là điều bất hợp lý.
Độ tuổi phù hợp nhất để các con có không gian cho riêng mình đó là từ 07 - 10 tuổi. Lúc này, bé đã quen dần hơn với việc đi học. Chính vì thế, nếu như con có phòng riêng cho mình thì bé sẽ có thêm nhiều không gian hơn cho việc sinh hoạt, học tập của riêng con.
II/ Ép con phải xin lỗi
Việc dạy con nói lời xin lỗi khi làm sai là điều nên làm. Tuy nhiên, các bố mẹ cần phải giải thích được nguyên nhân tại sao mà bé phải nói lời xin lỗi với người xung quanh. Đừng ép buộc con phải nói lời xin lỗi mọi lúc. Chỉ khi các con hiểu được mình đã gây ra những lỗi lầm gì, lời xin lỗi lúc này mới có tác dụng đem tới cho con những bài học kinh nghiệm cho riêng mình.
Và nếu như bố mẹ ép con phải xin lỗi mọi lúc thì đây thực sự là một trong những điều bố mẹ không nên ép con làm. Việc này sẽ khiến các con dùng chính lời xin lỗi đó để có thể trốn tránh trách nhiệm cho riêng mình.
Nếu như bố mẹ có cách dạy con thông minh, hãy dùng những hành động thực tế để dạy con. Ví dụ: Nếu bé làm vương vãi thức ăn khi cùng bố mẹ đi ăn ngoài nhà hàng, hãy nói với bé, để bố mẹ lấy giúp con khăn giấy, con nhớ lau dọn lại chỗ ngồi của mình cho sạch sẽ nhất nhé.
Bố mẹ hãy đọc thêm mẹo dạy trẻ xin lỗi rất đơn giản.
III/ Ép con học quá mức
Trong những điều không nên ép con làm, việc bắt bé phải học quá mức là điều cần được đặc biệt chú ý. Việc bố mẹ luôn mong muốn con mình là người giỏi nhất không sai. Tuy nhiên các con không thể chỉ có việc học tập trong khoảng thời gian này, các con cần có tuổi thơ và những ký ức đẹp nhất. Thời điểm này là lúc để bé phát triển tư duy một cách đồng bộ chứ không phải là tập trung cho các kiến thức văn hoá như: toán, văn, anh…. Việc kích thích các con có hứng thú học tập thực sự quan trọng hơn rất nhiều so với ép buộc con.
IV/ Ép bé phải hiểu chuyện
Việc trẻ con phải hiểu chuyện, thậm chí phải hiểu những câu chuyện của người lớn từ quá sớm sẽ khiến bé đánh mất bản năng, sự hồn nhiên của mình. Các bé khi phải hiểu chuyện từ quá sớm thường sẽ có xu hướng kìm nén bản thân, kém tự tin hơn so với những người bạn cùng trang lứa.
Chính vì thế, hãy để cho con được sống đúng với lứa tuổi của mình, đừng nên ép bé phải hiểu biết cái này cái khác. Điều này sẽ gây tác hại tới tâm lý, thể chất của các con một cách rất nguy hiểm nếu như tình trạng này kéo dài.
V/ Ép con phải chọn sở thích
Việc phát triển sở thích từ bé là điều tốt. Tuy nhiên, việc ép buộc con phải theo một sở thích được người lớn định hướng là điều không nên. Các bố mẹ hãy quan sát kỹ lưỡng cách mà các bé khám phá thế giới xung quanh, từ đó dẫn dắt; định hướng con phát triển một cách phù hợp nhất.
Và nếu như bé buộc phải chọn sở thích theo ý bố mẹ, các con sẽ không có hứng thú, thậm chí chán ghét tất cả những gì đã được vạch sẵn.
VI/ Ép con phải chọn bạn bè mà chơi
Nhiều bố mẹ thường muốn con làm quen, tương tác với những người giỏi để có thể nâng cao năng lực của bản thân. Thậm chí, nhiều bố mẹ sẵn sàng ép buộc con phải chơi với người này, không được chơi với người khác. Tuy nhiên, đây lại là cách làm rất dễ ảnh hưởng đến kỹ năng giao tiếp của con và chỉ khiến cho các mối quan hệ xã hội của bé trở nên tồi tệ hơn. Tốt nhất bố mẹ hãy để con được tự xây dựng và phát triển các mối quan hệ riêng của mình. Và nếu bé chơi với người xấu, hãy giải thích với con lý do tại sao bé nên tránh.
Lời kết
Trên đây là một trong số những điều không nên ép con làm mà bố mẹ cần phải nắm rõ cho riêng mình. Hy vọng bài viết sẽ giúp trang bị cho các bố mẹ những kỹ năng dạy con cần thiết cho riêng mình.