“Theo thống kê của tổ chức dinh dưỡng UNICEF, Việt Nam là quốc gia được xếp thứ 34 trong danh sách những đất nước có số lượng trẻ em suy dinh dưỡng cao nhất trên thế giới hiện nay.”
Trong những năm tháng khôn lớn đầu đời của trẻ, cha mẹ thường có một mối lo ngại chung. Đó chính là làm cách nào để giúp các con cải thiện chiều cao, cân nặng và phát triển trí não bộ một cách toàn diện nhất. Thấu hiểu được những nỗi lo đó, chúng tôi xin gợi ý tới các bạn cách rèn luyện thói quen ăn uống chất lượng nhất.
Đây là phương pháp hỗ trợ cân đối lượng chất dinh dưỡng nạp vào cơ thể trẻ mỗi ngày. Giúp cho bé không xuất hiện tình trạng còi xương suy dinh dưỡng hay béo phì thừa cân quá sớm. Hãy dành ít phút, cùng chúng tôi theo dõi bài viết sau để nắm rõ hơn thông tin về các thói quen ăn uống lành mạnh này.
1. Tập cho bé thói ăn uống vừa đủ
Tại Việt Nam, chúng ta không hiếm bắt gặp trường hợp các bà, các mẹ thường xuyên quát nạt, thúc ép hay nhồi nhét cho bé ăn uống quá nhiều. Tuy nhiên việc làm này lại chính là nguyên nhân chính khiến cho trẻ biếng ăn và trở nên sợ hãi, quấy khóc mỗi ngày.
Bởi lẽ, các cơ quan tiêu hoá của trẻ nhỏ được hoàn thiện liên tục trong 5 năm đầu đời. Hơn nữa, tuỳ vào khẩu vị ăn uống của bé nữa có hôm ngon miệng bé sẽ ăn được rất nhiều, nhưng với những hôm mệt mỏi bé sẽ ăn ít đi.
Chính vì vậy bố mẹ không nên nhồi nhét bắt bé ăn nhiều cùng một lúc mà thay vào đó hãy chia nhỏ các bữa ăn. Mỗi bữa ăn thường nên cách nhau từ 2-3 tiếng, để bé có thể vận động vua chơi và tiêu hoá chỗ thức ăn mới vừa nạp vào cơ thể trước đó.
Đặc biệt các bữa ăn nhẹ, ăn chính và ăn xế trong ngày cần được phân chia khung thời gian nhất định. Bố mẹ cũng không nên cho bé ăn nhẹ quá nhiều, vì bữa ăn này lượng chất dinh dưỡng nạp vào cơ thể không quá cao.
2.Hướng dẫn bé ngồi ăn một chỗ đúng quy định
Trẻ từ 6 tháng tuổi trở lên thường được khuyến khích tập ăn dặm bằng những thức ăn mềm, mịn có nguồn gốc hoàn toàn từ ngũ cốc và các thực phẩm chứa nhiều vitamin, protein, chất xơ.
Việc tập luyện thói quen ăn uống ngay từ nhỏ này rất tốt nhằm mục đích giúp mẹ hấp thu đầy đủ dưỡng chất vào cơ thể. Do đó tuỳ vào công việc, điều kiện kinh tế mỗi gia đình thường chọn cho bé một phương pháp ăn dặm khác nhau như ăn dặm truyền thống, ăn dặm theo kiểu nhật và ăn dặm tự chỉ huy.
Tuy nhiên, để việc tập ăn của diễn ra tốt nhất bố mẹ nên chuẩn bị sẵn ghế cho bé ngồi ăn riêng và không gian phù hợp. Tuyệt đối không bế bé đi ăn rong khắp phố hoặc cho bé chạy nhảy nô đùa trong suốt quá trình diễn ra bữa ăn.
Lâu dần quy định này sẽ trở thành một thói quen tốt, khi đã lớn hơn một chút bé sẽ biết tự giác ngồi vào ăn mà không cần bố mẹ nhắc nhở nhiều lần. Đặc biệt hơn, hành động này còn giúp bé tiêu hoá lượng thức ăn nạp vào cơ thể nhanh chóng, không xảy ra tình trạng nôn trớ, đau xóc do chạy nhảy ngay sau bữa ăn.
3. Tập cho bé thói quen không kén ăn
Không chỉ riêng mình trẻ em mà hiện nay chúng đã cũng bắt gặp rất nhiều người lớn có hành động kén ăn chỉ thích thưởng thức một số món. Điều này là không tốt, sẽ trở nên trình trạng cơ thể bị thiếu đi một số dưỡng chất cần thiết.
Chính vì vậy, ngay từ bé bố mẹ nên tập cho bé thói không kén ăn, bổ sung đầy đủ các nhóm chất vitamin A, vitamin C, protein, ngũ cốc. Ngoài ra, nếu tình trạng bé kén ăn xảy ra liên tục các bậc phụ huynh cũng nên tìm cách khắc phục sớm nhất.
Ví dụ như trẻ nhỏ thường không thích ăn rau xanh và các loại củ quả có chứa nhiều chất xơ. Do đó, bố mẹ có thể thay đổi cách chế biến phù hợp với khẩu vị của bé hơn và khen ngợi khi con ăn em mình ăn giỏi hết suất đó.
4. Hạn chế các món ăn được chế biến từ dầu mỡ
Như chúng ta đã biết các món ăn nhanh được chế biến chủ yếu bằng phương pháp chiên nóng qua dầu mỡ như đùi gà rán, khoai tây, pizza, xúc xích rán, cá viên chiên…Đây thường là những món ăn khoái khẩu, yêu thích của trẻ em hiện nay.
Tuy nhiên, đa phần các món đồ ăn nhanh trên thường được chế biến không đảm bảo vệ sinh và không rõ nguồn gốc. Nếu trẻ ăn quá nhiều thì sẽ dẫn đến tình trạng thừa cân béo phì và đặc biệt là không tốt cho hệ tiêu hoá.
Do đó, bố mẹ cần nên lưu ý không quá nuông chiều con cái mà làm hại đến tương lai phát triển của bé sau này. Hạn chế tối đa việc cho trẻ ăn các món được chế biến từ dầu mỡ. Nên nhắc nhở bé ăn thêm nhiều hoa quả và rau xanh hơn.
5. Bố mẹ nên thực hiện thói quen ăn uống lành mạnh mỗi ngày
Trẻ nhỏ thường có khả năng bắt chước rất nhanh, từng cử chỉ và hành động của bố mẹ hằng ngày sẽ được các con học quan sát, copy và làm theo ngay sau đó. Vì vậy, nếu trong gia đình bố mẹ có thể thực hiện thói quen ăn uống lành mạnh mỗi ngày thì chắc chắn các con sẽ bắt chước theo giống hệt như vậy.
Ví dụ: Sau khi ngủ dậy vào mỗi buổi sáng bố mẹ đều uống một ly nước ấm. Khi trẻ bắt gặp hành động này sẽ nhanh chóng ghi nhớ và đòi uống nước ấm.
Dưới đây là một số thói quen ăn uống lành mạnh mà bố mẹ nên thực hiện mỗi ngày vừa tốt cho sức khỏe mà còn giúp các con dễ dàng bắt chước theo sau.
- Thói quen đầu tiên đó chính là tuyệt đối không bỏ bữa ăn sáng. Vì đây là khoảng thời gian dài sau khi ngủ dậy cơ thể cần nạp một lượng lớn thức ăn để chúng ta có năng lực hoạt động tốt hơn.
- Nên ăn nhẹ bằng các loại trái cây theo mùa, các loại hạt phơi khô, sữa chua hoặc yogurt cũng là một thói quen tốt mà ba mẹ nên duy trì thường xuyên.
- Ăn đầy đủ các dưỡng chất cần thiết như thịt, cá, hải sản, hạt nguyên cám và đặc biệt là rau xanh. Sẽ giúp cho cơ thể được bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng và tăng sức đề kháng dễ dàng.
- Uống nhiều nước lọc và hạn chế đồ uống có gas như nước ngọt, rượu bia cũng là một trong những thói quen tốt nên rèn luyện.
6. Những cách tập cho bé thói quen ăn uống lành mạnh mà cha mẹ nên biết
Tạo dựng thói quen ăn uống là một việc làm nên duy trì và nhân rộng tại mỗi gia đình ở Việt Nam. Khi đã hình thành thói quen này rồi các bé sẽ việc món nào nên ăn nhiều, món nào nên ăn ít tốt nhất. Vậy để hình thành thói quen ăn uống lành mạnh đơn giản như vừa kể trên, chúng ta cần rèn luyện cho bé như thế nào?
- Bố mẹ hãy hướng dẫn các con cùng chuẩn bị đồ ăn cùng nhau trong bếp và kể cho bé nghe tác dụng của những nguyên liệu làm nên món ăn đó.
- Thêm vào đó, trong mỗi bữa tuyệt đối không mở tivi, điện thoại, ipad và không nói chuyện để bé có thể tập trung không sao nhãng khi ăn hơn.
- Trong gian bếp, bố mẹ nên chuẩn bị thêm nhiều rau xanh và hoa quả tươi có nhiều màu sắc tại những nơi dễ quan sát xung quanh nhà. Điều này sẽ thu hút sự tò mờ ở trẻ, giúp trẻ muốn tìm hiểu và ăn nhiều rau xanh, củ quả.
- Cha mẹ là tấm gương sáng của con cái, vì vậy mọi việc làm của bạn đều khiến bé bắt chước và học theo. Nhất là trong khoản ăn uống, khi bố mẹ duy trì việc ăn uống lành mạnh lặp đi lặp lại hằng ngày, trẻ sẽ ghi nhớ và làm theo tốt nhất.
Kết luận
Vậy là thông qua bài viết ngày chúng tôi đã giới thiệu tới bạn đọc khá nhiều thói quen ăn uống lành mạnh tốt cho sức khỏe của trẻ nhỏ. Mong rằng qua bài viết này, bố mẹ sẽ ngồi lại với nhau xem xét chế độ ăn uống của gia đình mình và đưa ra các biện pháp hướng dẫn bé ăn uống phù hợp hơn.