Dạy con bằng đòn roi là phương pháp dạy bé vô cùng nguy hiểm và thường không được bố mẹ sử dụng trong quá trình dạy con. Vậy, nếu trong trường hợp bố mẹ bắt buộc phải dùng thì cần xử lý như thế nào để không khiến bé gặp mặc cảm tâm lý. Tìm ra giải pháp cùng BingGo Leaders nhé!
1. Hậu quả khi dạy con bằng roi như thế nào?
Nhiều bố mẹ thường nghĩ, dạy con bằng đòn roi; bạo lực chính là việc khiến cho bé nhận ra được lỗi lầm của mình và không bao giờ tái phạm nếu không sẽ phải nhận hình phạt. Tuy nhiên, hậu quả của phương pháp này thực sự rất nguy hiểm tới tâm lý của con cái. Cụ thể:
1.1 Bé sẽ trở nên lì lợm hơn
Mục đích của mọi hình phạt đều là khiến cho các con phải nghe lời và sẽ không tái phạm lần nữa. Tuy nhiên, việc sử dụng đòn roi để phạt bé lại không khiến cho con nhận ra được sai lầm của mình mà còn làm cho vấn đề trở nên nghiêm trọng hơn. Ví dụ: Khi bố mẹ đánh con nhưng lần sau bé vẫn tiếp tục tái phạm thì đòn roi, bạo lực sẽ không còn có tác dụng do bé đã quen với việc bị đánh.
Khi bố mẹ dạy con bằng đòn roi nhiều, não bộ của bé sẽ dần quen hơn với việc vị đánh. Con sẽ không còn cảm thấy sợ hãi trước những lần đánh đòn của bố mẹ mà dần trở nên lì lợm hơn khi bị đánh. Về lâu dài, tính cách này sẽ đi cùng bé cho tới khi con lớn lên và trưởng thành. Bé sẽ luôn tỏ ra chống đối, bất cần và không sợ bất cứ điều gì. Đôi khi bố mẹ yêu cầu con làm việc gì thì bé cũng chỉ làm một cách chống đối cho xong chuyện.
1.2 Con phản ứng một cách thái quá
Nhiều nghiên cứu khoa học đã chỉ ra, dạy con bằng đòn roi đều không đem lại hiệu quả tích cực nào cả. Đôi khi bé sẽ có xu hướng trở nên bướng bỉnh, thích làm trái ý của bố mẹ.
Mục đích cuối cùng của việc này đó là bé muốn cho bố mẹ thấy rằng các con không sợ đòn roi, bạo lực từ cha mẹ. Chính vì thế, việc dùng bạo lực với bé là điều không nên và sẽ chỉ đem lại những tác động hết sức tiêu cực với tâm lý, hành vi của các con.
1.3 Bé sẽ cảm thấy tự ti về bản thân
Việc bố mẹ dạy con bằng đòn roi đôi khi còn khiến bé cảm thấy sợ hãi, tự tin, thậm chí dẫn đến tình trạng trầm cảm tâm lý do bị ăn đòn quá nhiều. Không phải bạn nhỏ nào cũng đủ lì lợm để chịu đựng những trận đòn tới từ bố mẹ.
Nếu như bố mẹ liên tục dạy con bằng đòn roi, bé sẽ cảm thấy ám ảnh, làm bất cứ thứ gì cũng đều sợ hãi, đi đâu cũng chỉ lo lắng liệu có bị bố mẹ mắng hay không.
Và nếu như tâm lý tự ti; xấu hổ này cứ liên tục kéo dài, bé sẽ cảm thấy mệt mỏi, chán nản mọi lúc. Nguy hiểm hơn, các con có thể mắc phải bệnh lý trầm cảm nếu như không có những biện pháp can thiệp kịp thời.
1.4 Tạo khoảng cách lớn giữa bố mẹ, con cái
Tức giận và không kiểm soát được bản thân là điều dễ hiểu ở mỗi người. Tuy nhiên, việc thường xuyên dùng đòn roi vô tình khiến cho các con sợ đối mặt với bố mẹ và không muốn chia sẻ gì thêm với những người thân nhất trong gia đình.
Các con sẽ giấu những nỗi niềm, những chuyện xảy ra với các bé trên trường lớp. Vì thế, bố mẹ sẽ không biết được tình trạng của con. Lâu dần, một khoảng cách giữa bố mẹ và con cái sẽ ngày càng lớn và rất khó để hàn gắn.
1.5 Tuổi thơ của bé không còn vui vẻ
Tuổi thơ của trẻ luôn cần phải có những ký ức vui vẻ, hạnh phúc khi được ở bên bố mẹ. Nhưng nhiều bậc phụ huynh thường nghĩ, chỉ đánh cảnh cáo con 1 lần duy nhất rồi thôi. Tuy nhiên, những lần tiếp theo lại quen tay tiếp tục đánh con. Dần dần, những ký ức tươi đẹp về bố mẹ sẽ không còn và thay vào đó là sự sợ hãi mỗi khi đối mặt với bố mẹ.
2. Làm thế nào khi bố mẹ bắt buộc phải dạy con bằng đòn roi ?
Nếu trong trường hợp các bố mẹ bắt buộc phải dạy con bằng đòn roi thì bố mẹ cần áp dụng một số quy tắc sau để khiến bé không cảm thấy sợ hãi mà nhận ra được những sai lầm của mình và không bao giờ tái phạm nữa:
- Bạo lực, đòn roi chỉ được sử dụng trong những tình huống quan trọng nhằm không tạo ra áp lực cho trẻ. Bố mẹ chỉ cần tạo cho con cảm giác sợ hãi vừa đủ để bé chú ý hơn về hành động của mình. Ví dụ: Khi bố mẹ vừa dừng xe thì bé nhảy ra ngoài, lúc này bố mẹ có thể đánh con 1 cái để cảnh cáo vì hành động nguy hiểm mà con vừa làm.
- Lời nói răn đe là vô cùng cần thiết khi dạy con bằng đòn roi. Bố mẹ hãy nhấn mạnh vào hành vi mà bé làm sao và yêu cầu trẻ không được tái phạm. Ví dụ: Khi bé nhảy xuống xe ngay khi bố mẹ vừa dừng. Hãy thật nghiêm khắc yêu cầu bé: Xuống xe và nắm tay bố/ mẹ rồi mới đi qua đường.
- Lực đánh chỉ đủ để làm đau con và giống nhau giữa các lần đánh. Tuyệt đối không tăng dần theo sự tức giận của bố mẹ.
- Khi đánh con xong, hãy giải thích cho bé hiểu: Đây là hình phạt mà con buộc phải nhận nếu còn tái phạm. Nếu như bé có những phản ứng tiêu cực như: la khóc, phản kháng…. Hãy để con tự trải nghiệm. Sau đó bố mẹ hãy nói lại cho bé hiểu.
3. Lời kết
Dạy con bằng đòn roi chỉ là biện pháp cuối cùng khi các bố mẹ không còn cách thức khuyên giải nào khác. Chính vì vậy, hy vọng bố mẹ hãy chú ý kiềm chế cảm xúc của bản thân và khuyên giải con một cách nhẹ nhàng nhất để bé hiểu rõ lỗi lầm của mình.