Xã hội ngày nay đầy rẫy những biến đổi khó lường. Tuy mỗi đứa trẻ một tính nhưng nếu cha mẹ không dạy con bản lĩnh, con khó có thể thích nghi được với cuộc sống. Những người thành công trên thế giới đều dạy con bản lĩnh từ nhỏ để tự tin chinh phục hoãi bão và làm chủ cuộc đời.
1. Vì sao bản lĩnh giúp con thành công?
Bản lĩnh là khái niệm mạnh hơn so với từ ‘dũng cảm'. Bản lĩnh là khi con bước vào đời với tâm thế tự tin, dám nghĩ dám làm và không ngại khó khăn hay thử thách. Những đứa trẻ có bản lĩnh khi lớn lên con sẽ là người có trách nghiệm và dám chịu trách nhiệm với việc mình đã làm.
Để thành công, bản lĩnh là tố chất cần có. Không ai có thể thành công khi không dám chịu trách nhiệm hay nhút nhát và sợ sệt trước những cơ hội mới mở ra. Sự thiếu bản lĩnh khiến con người có xu hướng dễ dàng hài lòng và không mưu cầu cao về việc phát triển bản thân.
Thiếu bản lĩnh trong nhiều tình huống sẽ khiến con vào thế bất lợi và dễ bị tổn thương. Con người có tính cách bản lĩnh là kết quả của sự đúc kết kinh nghiệm sống và cách cha mẹ định hình tính cách cho con. Nếu con không được dạy về bản lĩnh từ nhỏ, con sẽ rất vất vả để thay đổi bản thân khi lớn lên.
Những gia đình có bố mẹ thành công trong bất kỳ lĩnh vực nào đó đều là những người có bản lĩnh, trí tuệ và tư duy nhạy bén. Vì vậy, những người thành công thường có cách dạy con bản lĩnh từ tấm bé.
Dạy con bản lĩnh là đáp án vì sao con cái của những người thành công lại tiếp tục thành công. Không phải vì các con có được sự hậu thuẫn tốt mà bản thân con có sự bản lĩnh để gánh vác trọng trách.
2. Đứa trẻ có bản lĩnh lớn lên như thế nào?
Trong cùng một xã hội, những đứa trẻ lớn lên cùng nhau nhưng môi trường sống và cách giáo dục khác nhau sẽ tạo nên những cá tính riêng biệt.
Những bạn nhỏ có tính cách bản lĩnh sẽ đạt được nhiều thành tựu trong quá trình khôn lớn và trưởng thành:
2.1. Bản lĩnh giúp con luôn tự tin
Tự tin giúp con có cơ hội cởi mở và khám phá nhiều thế mạnh của bản thân. Mỗi đứa trẻ sẽ có thời điểm các con mong muốn được khẳng định cái tôi mãnh liệt. Các con muốn chứng minh cho người lớn thấy mình cũng rất giỏi.
Bản lĩnh thể hiện ở những mặt rất đời thường như: con tự tin đứng thuyết trình trước cả lớp, con bản lĩnh khi trả lời các câu hỏi phản biện. Con biết nhận lỗi khi chẳng may mắc phải sai lầm và không ngại tự mình đưa ra cách để khắc phục.
2.2. Bản lĩnh giúp con hiểu mình muốn gì
Các bạn nhỏ có tính bản lĩnh thể hiện được điều mình muốn rất rõ ngay từ nhỏ. Con biết được mình yêu thích lĩnh vực gì, con có thể ngồi hàng giờ để làm điều gì.
Bản lĩnh giúp thôi thúc con khám phá bản thân thật nhiều để tìm ra con đường mà con muốn theo đuổi. Việc bố mẹ tạo điều kiện để con phát triển bản thân là cơ hội để con phát huy thế mạnh và xây dựng nên ước mơ nghề nghiệp sau này.
2.3. Bản lĩnh giúp con không dễ dàng từ bỏ ước mơ
Kiên trì và bản lĩnh là hai yếu tố cốt cán để theo đuổi ước mơ đến cùng. Con có ước mơ lớn nhưng không dám theo đuổi hay dễ dàng bỏ cuộc thì rất khó để đạt được điều mình mong muốn.
Để biến ước mơ thành hiện thực không phải là điều dễ dàng ngay cả khi con có sự hỗ trợ từ bố mẹ. Bản lĩnh trong con người các con mới là yếu tố quyết định thành công.
Trên con đường thực hiện ước mơ, sẽ có lúc con vấp ngã và thậm chí làm lại từ đầu. Không dễ dàng đầu hàng số phận và dám đứng lên để gây dựng lại là bản lĩnh của người làm chủ.
2.4. Bản lĩnh giúp con tỉnh táo trước những cám dỗ
Xã hội luôn tồn tại những mặt tối và chúng ta đều không muốn con cái bị ảnh hưởng bởi những thứ tiêu cực đó. Khi con đến một độ tuổi nhất định, con sẽ không thể ở mãi trong vòng tay cha mẹ và phải tự mình trải nghiệm cuộc sống.
Bản lĩnh giúp con nhận ra và tỉnh táo trước những nguy cơ, những lời dụ dỗ không tốt. Con giữ được bản chất của mình và không dễ dàng tin vào những cám giỗ trong cuộc sống.
Con sẽ biết cách chủ động tìm đến những môi trường thân thiện, lành mạnh và có điều kiện tốt để phát triển bản thân hơn.
3. Bí quyết dạy con bản lĩnh và thành công
Không chỉ những bố mẹ là doanh nhân thành đạt hay có sự nghiệp thành công mới có thể dạy con bản lĩnh. Sự bản lĩnh trong con được giáo dục hàng ngày trong mỗi gia đình. Bố mẹ hãy lưu ý những điều sau để củng cố tinh thần bản lĩnh trong con:
3.1. Đánh giá cao nỗ lực hơn là kết quả
Các gia đình truyền thống Việt Nam luôn có quan niệm khắt khe về điểm số. Con đi học cần phải đạt điểm cao và bố mẹ sẽ không hài lòng nếu con chỉ ở mức khá.
Đây là tình trạng chung khiến việc coi trọng thành tích hơn nỗ lực xảy ra tại nhiều trường học. Các con ngay từ nhỏ đã bị áp lực khi luôn phải thực hiện những tâm nguyện giúp bố mẹ hài lòng. Con học vì cha mẹ chứ không phải học theo những gì con mong muốn.
Tuy vậy, kết quả trên trường học không phản ánh sự thành công trên trường đời. Có rất nhiều bạn nhỏ không đạt thành tích cao trên trường học nhưng lại thành công trên lĩnh vực con yêu thích và được nhiều người biết tới.
Kiến thức là vô cùng quan trọng nhưng để đánh giá độ hiểu biết thì điểm số là chưa đủ. Hãy đánh giá nỗ lực cao hơn điểm số.
Có thể điểm số hiện tại của con chưa cao nhưng con có nỗ lực và nhận thức việc mình cần cố gắng, con sẽ cải thiện điểm hơn ở kỳ sau. Dù biết việc cho con đi học là vất vả nhưng mỗi đứa trẻ có một tài năng riêng.
Đừng vì những con số thành tích mà phủ nhận sự cố gắng của các con. Nỗ lực trong việc học hay trong việc theo đuổi đam mê đều dẫn con tới thành công mà con mong muốn.
3.2. Dạy con kỹ năng giải quyết vấn đề
Biểu hiện đầu tiên của bản lĩnh đó là việc con tự giải quyết vấn đề của mình. Tự giải quyết vấn đề cũng là kỹ năng quan trọng tạo nên tố chất của một người thành công.
Con bị phụ thuộc vào bố mẹ giải quyết thay mình mọi vấn đề là điều đáng báo động. Con sẽ không thể tự đưa ra quyết định nếu không có bố mẹ. Con dần trở nên ỷ lại và kém chủ động.
Những bạn nhỏ bản lĩnh sẽ không bao giờ muốn bị phụ thuộc vào bất cứ ai, bất cứ điều gì. Các con sẽ thích và muốn được tự mình đưa ra lựa chọn trước những vấn đề mà con gặp phải.
Chỉ khi gặp những vấn đề quá lớn nằm quá khả năng tự đưa quyết định của con mới cần tới sự tham mưu của người lớn. Hãy chỉ cho con cách giải quyết các vấn đề nhỏ mà có thể con sẽ gặp hàng ngày. Đưa ra một số tình huống giải định để con tự giải quyết.
Luôn hỏi con câu hỏi ‘How' (như thế nào) trước mỗi vấn đề mà con gặp phải và lắng nghe cách giải quyết của con. Bố mẹ sẽ chỉ đưa ra lời khuyên chứ không thay con giải quyết vấn đề của mình.
3.3. Sai lầm không đáng trách
Người lớn luôn luôn sợ mắc sai lầm nhưng từ những sai lầm chúng ta mới có thể rút ra bài học và trở nên bản lĩnh hơn. Đối với trẻ em, các con dễ mắc sai lầm hơn và điều đó là hoàn toàn bình thường.
Sai lầm không đáng sợ khi điều đó nằm trong sự kiểm soát và lường trước của bố mẹ. Hãy để con mắc sai lầm vì từ đó con mới biết mình cần gì để sửa lỗi.
Khi con phạm phải lỗi lầm, trước hết bố mẹ không nên nổi nóng với con. Tuỳ vào mức độ nghiêm trọng của sai lầm, bố mẹ hãy phân tích cho con hiểu vì sao con không nên làm như vậy.
Bố mẹ hãy lắng nghe ý kiến của con và hỏi con làm thế nào để giải quyết sai lầm này và bài học con rút ra được là gì. Đứa trẻ nào cũng sẽ mắc sai lầm và không phải sai lầm nào cũng đáng trách để bố mẹ đưa ra những hình phạt mà con không mong muốn.
3.4. Hãy để con tự giác
Nhiều gia đình sợ con đụng tay vào làm sẽ mất thời gian, đụng đâu hỏng đấy nên bố mẹ thường là người làm hết việc cho con. Phụ huynh sẽ là người ôm đồm quá nhiều việc trong khi con sẽ ngày càng trở nên ỷ lại.
Hãy dạy con tính tự lập bởi đây là bước đầu giúp con bản lĩnh hơn khi không có bố mẹ bên cạnh. Con tự lập cũng sẽ biết cách tự chăm sóc bản thân và không phải phụ thuộc vào bố mẹ khi vắng nhà.
Hãy tập cho trẻ tính tự giác từ việc nhỏ nhất là dọn đồ chơi, bàn học của con đến những công việc trong gia đình như gấp quần áo, rửa bát hay lau nhà cùng bố mẹ. Những công việc thường ngày này giúp con hiểu được giá trị của lao động và biết cảm thông với bố mẹ.
Tự giác là đức tính tốt giúp con rèn luyện bản lĩnh và sự chủ động. Dù con tiếp xúc với môi trường nào cũng sẽ vững vàng và bố mẹ hoàn toàn yên tâm ở con.
3.5. Kiềm chế cảm xúc với con
Làm cha mẹ là công việc rất áp lực và nhiều khi bố mẹ thể hiện những cảm xúc tiêu cực trước mặt con. Khi con tiếp nhận những cảm xúc tiêu cực đó, con sẽ trở nên nhút nhát và thu mình lại.
Khi con không nghe lời hay ương bướng, bố mẹ hãy cố gắng kiểm soát cảm xúc của mình. Tránh quát mắng con và không nên nóng vội khi đưa ra quyết định.
Bố mẹ cần bình tĩnh, khích lệ con để cùng tìm ra hướng giải quyết thoả đáng. Việc bố mẹ kiềm chế cảm xúc cũng là tấm gương để các bé tự điều chỉnh cảm xúc của mình. Các con sẽ tập sự kiềm chế cảm xúc và không có những tâm lý bộc phát.
LỜI KẾT
Bản lĩnh được hình thành không phải từ những gì to tát mà được rèn luyện ở ngay mỗi gia đình. Dạy con bản lĩnh là lúc bố mẹ cũng trở nên hoàn thiện hơn và có sự tin tưởng hơn đối với con. Thành công đến từ bản lĩnh và sự cố gắng của con mỗi ngày. Bố mẹ hãy tham khảo thêm các kiến thức về nuôi dạy con tại BingGo Leaders nhé.