Chúng ta đều biết rằng mỗi đứa trẻ sinh ra sẽ hình thành những nét tính cách khác nhau. Tính cách của con trẻ phản ánh môi trường bé lớn lên và cách bé phản ứng với thế giới. Vì vậy nếu bé có tính cách nhút nhát, hãy giúp bé cải thiện bởi con không muốn trở nên nhút nhát như vậy.
1. Biểu hiện của trẻ nhút nhát
Ngay từ khi trẻ con nhỏ, bố mẹ có thể phát hiện ra ngay những biểu hiện của sự nhút nhát ở trẻ. Dưới đây là những biểu hiện của bé nhút nhát:
1.1. Con rụt rè trước mọi hoàn cảnh
Các bé đa phần sẽ rất tinh nghịch, không bao giờ chịu ngồi yên và thích tìm tòi những cái mới. Bé nhút nhát thì thường rụt rè trước những trải nghiệm và chỉ muốn thu mình lại trong một vỏ bọc an toàn.
Các bé chỉ muốn được bố mẹ bế hoặc đi cùng. Con ngần ngại, rụt rè không dám đi một mình hay tự mình làm việc gì đó.
1.2. Con không thích chơi với các bạn
Biểu hiện rõ ràng hơn khi bé nhút nhát đó là con thường không muốn tiếp xúc với các bạn khác. Con chỉ muốn chơi một mình hoặc chơi cùng người con tin tưởng nhất.
Khi đi học, các bé sẽ có góc chơi riêng và mặc kệ các bạn. Con có thể chơi một mình mà không cần tới cô giáo. Tuy đó là biểu hiện của một em bé ngoan nhưng lâu dài sẽ không tốt tới sự phát triển về kỹ năng giao tiếp của bé.
1.3. Con thu mình lại và không muốn giao tiếp
Bé không thích đám đông hay những nơi ồn ào. Con chỉ muốn được yên lặng trong góc của mình. Chỉ khi có người bắt chuyện bé mới mở lời và sẽ rất ít nói nếu con không thích.
Ngay cả khi đang trong một lớp học, con sẽ chỉ ngồi một góc riêng và mặc kệ các bạn khác đang ồn ào.
1.4. Con tức giận khi phải giao lưu với mọi người
Khi bố mẹ hoặc thầy cô khuyến khích bé hãy chơi với mọi người, bé sẽ trở nên tức giận. Nhiều trường hợp các bé thể hiện sự hung hăng và thái độ không hợp tác.
Có nhiều trường hợp khi bé buộc phải tương tác, bé sẽ có những hành động tiêu cực như đánh bạn hay la bạn. Điều này khiến các bạn ngày càng xa lánh con và không ai muốn tiếp cận bé.
2. Những bất lợi khi trẻ nhút nhát
Từ những biểu hiện ở trên có thể thấy, bé sẽ có những thiệt thòi hơn so với các bạn nếu như bố mẹ không phát hiện kịp thời và giúp bé trở nên mạnh dạn hơn.
2.1. Con bị hạn chế khả năng giao tiếp
Đây là ảnh hưởng trực tiếp và nghiệm trọng nhất khi bé luôn muốn thu mình và ít giao tiếp. Các bé trong giai đoạn 3-5 tuổi có sự cải thiện mạnh về khả năng ngôn ngữ. Số từ vựng tăng lên, con có thể nói được những câu văn dài.
Đa phần các bé nhút nhát đều gặp vấn đề trong giao tiếp khi không có môi trường để rèn luyện. Con sẽ gặp tình huống nói chậm, nói ngắt ngứ hoặc nói quá nhanh. Những câu nói của con khó diễn đạt ý.
Nhiều bé khác sẽ gặp tình trạng diễn tả dài dòng, các câu nói thiếu liên kết và người lớn không hiểu bé nói gì. Điều điều rất nguy hiểm trong thời gian bé đi học.
2.2. Con ít bạn bè, bị cô lập
Vì bé nhút nhát, ít giao tiếp nên con sẽ không có nhiều bạn. Người bạn duy nhất của con là chính mình hoặc chỉ có bố mẹ.
Khi đến tuổi đi học, con sẽ dễ bị các bạn trong lớp cô lập thậm chí bắt nạt vì một mình con khác các bạn. Đi học đối với bé sẽ là trải nghiệm tệ và con chỉ muốn ở nhà.
Sự cô lập và ít bạn bè khiến cho bé không có nhiều kỉ niệm thời đi học. Việc đi học đối với con sẽ không con thú vị.
2.3. Con bỏ lỡ nhiều cơ hội
Sự nhút nhát nếu không được can thiệp sớm và có biện pháp cải thiện, con sẽ rất khó để thay đổi và điều này là bất lợi khi con trưởng thành. Nhút nhát khiến con bỏ lỡ những cơ hội được thể hiện bản thân và chinh phục những thử thách mới.
Cơ hội đôi khi chỉ thoáng qua ngay cả khi con còn nhỏ và ngồi trên ghế nhà trường. Nếu con học tốt nhưng tính cách có phần hơi nhút nhát cũng sẽ là bất lợi.
2.4. Con dễ gặp các vấn đề về tâm lý
Sự ít tiếp xúc và giao tiếp trong một thời gian dài là nguyên nhân gây ra những tác động tiêu cực đến tâm lý của con. Bé sẽ dễ bị stress, dễ cáu gắt thậm chí trầm cảm khi con không muốn chia sẻ cùng ai.
Khi tâm lý bị tổn thương, con sẽ khó khăn trong việc cân bằng mọi thứ. Những cử chỉ và cách thể hiện ra bên ngoài của con cũng sẽ khó kiểm soát hơn.
3. Vì sao bé nhút nhát?
Câu hỏi sẽ được đặt ra là trong khi bố mẹ đều rất năng động, dễ giao tiếp mà bé lại nhút nhát? Đó là do tính cách của con như vậy hay còn yếu tố nào khác?
Các chuyên gia tâm lý đã chỉ ra những nguyên nhân có thể khiến trẻ trở nên nhút nhát:
3.1. Môi trường sống căng thẳng
Tính cách của trẻ chịu tác động lớn bởi yếu tố môi trường sống và ở đây chính là gia đình. Nếu bố mẹ thường xuyên căng thẳng và cãi vã trước mặt con thì chắc chắn bé sẽ sợ sệt. Lâu dần nỗi sợ sệt sẽ tích tụ và trở thành những đứa trẻ nhút nhát.
3.2. Hay chê trách, so sánh con với bạn khác
Các bé dù nhỏ cũng đều ghét bị so sánh. Sự chê trách của người lớn cũng như những lời so sánh sẽ gây tổn thương cho bé. Con cảm thấy tự ti và không dám thể hiện điều gì trước mặt mọi người.
Con sợ khi con làm điều gì người lớn cũng sẽ không hài lòng và điều đó tạo nên bản tính nhút nhát ở trẻ.
3.3. Con có tổn thương về tâm lý
Trong giai đoạn 5 năm đầu đời của bé, các con rất nhạy cảm và dễ bị tổn thương. Các tác động từ bên ngoài âm thầm gây nên tổn thương về tâm lý ở trẻ.
Những tổn thương này khiến trẻ mặc cảm, tự ti và ngại giao tiếp.
Đôi khi sự nhút nhát không phải là do con muốn như vậy hay con tự thu mình lại. Tất cả đều có lý do và bố mẹ cần tìm hiểu nguyên nhân để giúp con bớt đi sự nhút nhát.
4. Bố mẹ nên làm gì để con bớt nhút nhát?
Giúp bé trở nên mạnh dạn và thấu hiểu con hơn, bố mẹ hãy làm những điều sau:
4.1. Trò chuyện cùng con mỗi ngày
Trò chuyện là cách để bố mẹ hiểu vấn đề mà con đang gặp phải. Bố mẹ hãy sử dụng các câu hỏi để tương tác với bé và khuyến khích bé trả lời thật nhiều.
Phụ huynh nên hỏi để nắm tâm lý của trẻ. Mỗi trẻ sẽ có những suy nghĩ khác nhau và cần tới sự nhìn nhận của ba mẹ để lường trước những nguy cơ không tốt. Ví dụ: Ở lớp các bạn không chơi với con vì sao? Vì sao con không muốn chơi với bạn đó,...
Nếu không có hoạt động trò chuyện, bố mẹ sẽ không bao giờ biết con đang suy nghĩ gì. Khi bé nhút nhát, con sẽ rất ít khi chủ động nói ra vấn đề nếu như bố mẹ không hỏi.
4.2. Không tranh cãi, quát mắng trước mặt con
Đôi khi trong cuộc sống gia đình có nhiều sự không hiểu ý, những mâu thuẫn dẫn tới bố mẹ có sự cãi vã và to tiếng. Nếu bé chứng kiến bố mẹ cãi vã trước mặt con thường xuyên, bé sẽ trở nên lầm lì, không muốn tiếp xúc với người khác.
Nếu không may có vấn đề xảy ra trong gia đình, bố mẹ giải quyết một cách bình tĩnh. Bố mẹ hãy hạn chế cãi vã trước mặt con hoặc đi ra một nơi khác để nói chuyện, tránh để con nhìn thấy.
Ngoài ra, bé cũng không thích bị mắng. Các bé sẽ cực kỳ không ưa việc suốt ngày bị la mắng khi con làm bất kì việc gì đó. Bố mẹ hãy kiên trì dạy con, tránh những lời mắng mỏ thường xuyên.
4.3. Không ép buộc con phải mạnh dạn
Để bé thay đổi bất kỳ điều gì cũng cần có thời gian. Việc con nhút nhát cũng vậy, con cần có thời gian để dần dần cởi mở hơi. Không thể hôm nay nói, ngày mai bé mạnh dạn ngay được.
Sự ép buộc đôi khi còn khiến bé trở nên nhút nhát hơn. Con đang quen với sự thu mình, nếu phụ huynh ép buộc bé cần phải trở nên dạn dĩ hơn, đi kết bạn với mọi người ngay thì bé chưa thể làm được.
Hãy hướng dẫn con từng bước để bé mở lòng, đồng hành cùng con thay đổi để con an tâm hơn.
4.4. Cho bé tham gia hoạt động mà con thích
Cho dù bé có hơi nhút nhát nhưng chắc chắn con cũng có sở thích và những hoạt động con yêu thích. Nếu con thích vẽ tranh, bố mẹ hãy cho bé tham gia các buổi trải nghiệm hội hoạ. Bé thích thể thao, hãy cho bé tham gia một giải đấu.
Sở thích và niềm đam mê chung sẽ giúp con gắn kết hơn với mọi người. Hãy khuyến khích con tham gia hết mình, cố gắng chủ động nói chuyện với các bạn. Cho bé tiếp xúc với môi trường tập thể mà con yêu thích giúp con mạnh dạn và đỡ sợ sệt hơn.
Đối với các hoạt động trên lớp, khích lệ con kết bạn nhiều hơn. Bố mẹ có thể tạo điều kiện để con đi chơi cùng bạn, rủ bạn về nhà chơi hay cùng tổ chức sinh nhật cho con ở trường. Thông qua những hoạt động này, bé cảm nhận thấy các bạn yêu mến con và con sẽ mở lòng hơn.
4.5. Phạt đúng, khen chính đáng
Hãy là những phụ huynh công bằng. Nếu con sai bố mẹ nhẹ nhàng nhắc nhở. Con làm điều tốt, hãy đừng tiếc những lời khen cho con.
Khi nhận được sự khen ngợi, tán thưởng bé sẽ cảm thấy hạnh phúc hơn. Đó là nguồn động lực tích cực giúp con muốn lan toả và chia sẻ tới mọi người.
Nếu khi con sai, hãy giúp bé sửa lỗi và giúp bé nhận ra rằng mình cần sửa lỗi và không có gì phải xấu hổ. Chỉ có ai mắc lỗi mà tái phạm nhiều lần mới đáng lo. Bé sẽ bớt đi sự mặc cảm, tự ti khi con mắc lỗi.
LỜI KẾT
Con nhút nhát không phải là một bệnh lý mà là biểu hiện của rối loạn tâm lý. Khi phát hiện ra nguyên nhân và có cách can thiệp sớm, các bé hoàn toàn có thể thay đổi. Bố mẹ hãy là người đồng hành cùng con và không nên quá đặt áp lực rằng con phải tự tin, mạnh dạn như các bạn.